CHỈ SỐ TIỂU CẦU CHƯA TRƯỞNG THÀNH Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thanh Bình 1,2,, Nguyễn Thị Phương Thảo 1, Nguyễn Thị Duyên 1, Lương Thị Nghiêm 1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tiểu cầu chưa trưởng thành (IPF) là tiểu cầu mới sinh từ tủy xương ra máu ngoại vi, phản ánh khả năng sản xuất tiểu cầu của tủy xương. Nghiên cứu nhằm đánh giáchỉ số IPF ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020-2021. Qua đó tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số tiểu cầu chưa trưởng thành và sự phục hồi tiểu cầu sau điều trị. Nghiên cứu trên 33 trẻ bị sốt xuất huyết Dengue (nhóm bệnh) và 32 trẻ bình thường (nhóm chứng), trong đó nhóm bệnh được theo dõi số lượng tiểu cầu, %IPF tại thời điểm nhập viện và 24h, 48h, 72h sau khi vào viện hoặc cho đến khi bệnh nhân được ra viện. Kết quả cho thấy %IPF chứng là 1,32% (1,06-1,58); %IPF nhóm bệnh là 3,56%-7,31%. Trong đó 72,73% bệnh nhân số lượng tiểu cầu hồi phục trong vòng 24 giờ sau khi %IPF đạt đỉnh và 87,88% hồi phục trong vòng 48h; và 90,91% hồi phục trong vòng 72h. Tại ngày sốt thứ 6, %IPF có giá trị dự đoán khả năng sắp hồi phục số lượng tiểu cầu với độ nhạy 46,7%, độ đặc hiệu 100% với điểm cắt là 7,3%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Harrison P, Goodall AH. Message in platelet-more than just vestigial mRNA. Platelets;19(6):395-404.
2. V.V.Kumar, S.Senthilkumaran, P.Thirumalaikolundusubramanain (2016). Immature platelet fraction in Dengue cases. International Journal of Infectious Diseases, Volume 45, Supplement 1, Page 443.
3. Nguyễn Hữu Tuấn và cộng sự (2018). Khảo sát giá trị tiên đoán xuất huyết của xét nghiệm tỷ lệ tiểu cầu chưa trưởng thành (IPF%) trên bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có số lượng tiểu cầu thấp. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 446, trang 657-663.
4. Dadu T, Sehgal K, Joshi M et al (2014). Evaluation of the immature platelet fraction as an indicator of platelet recovery in dengue patients. Int J Lab Hematol;36(5):499-504.
5. Biggs, Cet al (2004). Assessment of an immature platelet fraction (IPF) in Peripheral thrombocytopenia.Br J Haematol. 126(1) p.93-9.
6. Flaujac C, Boukour S, Cramer‐Borde E (2010). Platelets and viruses: an ambivalent relationship. Cell Mol Life Sci;67:545–56.
7. Amrutha B. S., Adarsh E., SreeKrishna Y et al (2019). Immature platelet fraction in children infected with dengue fever. International Journal of Contemporary Pediatrics Amrutha BS et al. Int J Contemp Pediatr;6(1):5-9.
8. Zucker M.L., Murphy C.A., Rachel J.M et al (2006). Immature platelet fraction as a predic-tor of platelet recovery following hematopoietic progenitor cell trans-plantation. Laboratory Hematology, 2,125–130.
9. Wayez A, Zafar L, Aijaz M, Afroz N (2020). Study of platelet indices in dengue fever with thrombocytopenia and correlation of immature platelet fraction (IPF) with platelet recovery. Archives of Hematology Research Articles and Reviews, 5(1): 001-005.