ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG NGÂN SÁCH CỦA DỊCH VỤ SÀNG LỌC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI VIỆT NAM

Phùng Lâm Tới 1,, Đỗ Thị Quỳnh Trang 1, Đặng Thành Nam 1, Ong Thế Duệ 1, Đỗ Trà My 1, Nguyễn Tuấn Việt 1, Nguyễn Khánh Phương 1
1 Viện Chiến lược & Chính sách Y tế - Bộ Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá tác động ngân sách lên quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) khi chi trả cho dịch vụ sàng lọc đái tháo đường týp 2. Phương pháp: Phân tích tác động ngân sách dựa trên mô hình hoá. Mô hình cây quyết định và Markov được xây dựng nhằm mô phỏng chiến lược sàng lọc đái tháo đường týp 2 tại Việt Nam. Nghiên cứu phân tích trong khung thời gian 10 năm, với quan điểm chi phí của bên chi trả (quỹ BHYT). Kết quả: so với bối cảnh hiện tại (dịch vụ sàng lọc chưa được BHYT chi trả), chiến lược sàng lọc đái tháo đường týp 2 cần khoảng 120-138 tỷ mỗi năm cho sàng lọc. Tuy nhiên, ngân sách tiết kiệm được từ việc điều trị cho người bệnh có thể đạt được từ năm thứ 4 sau khi triển khai. Tổng ngân sách tiết kiệm được trong 10 năm ước tính là 1.210 tỷ đồng. Kết luận: Việc mở rộng phạm vi chi trả cho dịch vụ sàng lọc đái tháo đường týp 2 không làm tăng quỹ BHYT, ngược lại, còn giúp tiết kiệm ngân sách trong tương lai. Các nhà hoạch định chính sách nên cân nhắc bổ sung dịch vụ sàng lọc đái tháo đường týp 2 vào danh mục phạm vi chi trả của quỹ BHYT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Toi, P.L., et al., Economic evaluation of population-based type 2 diabetes mellitus screening at different healthcare settings in Vietnam. PLoS One, 2021. 16(12): p. e0261231.
2. Zhang, Y., et al., Evaluation of two screening methods for undiagnosed diabetes in China: an cost-effectiveness study. Prim Care Diabetes, 2013. 7(4): p. 275-82.
3. Tuan Kiet Pham, H., et al., Direct medical costs of diabetes and its complications in Vietnam: A national health insurance database study. Diabetes Res Clin Pract, 2020: p. 108051.
4. Shono, A., et al., Budget impact analysis reveals walk-in fingertip HbA1c testing in community pharmacies could provide a significant long-term reduction in public expenditure. Res Social Adm Pharm, 2021. 17(2): p. 368-371.