CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG BẠO HÀNH KHI MANG THAI Ở PHỤ NỮ ĐÃ KẾT HÔN: MỘT NGHIÊN CỨU MÔ TẢ CẮT NGANG TẠI HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM

Thị Thu Trang Nguyễn 1, Đình Trung Trần 2, Văn Thắng Võ 3,
1 Trung tâm Y tế huyện Phú Ninh, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam
2 Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng
3 Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phụ nữ mang thai là một nhóm dễ bị tổn thương, với các nguyên nhân do chồng hoặc bạn tình trong thai kỳ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của phụ nữ, mà còn gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sau này. Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến bạo hành khi mang thai ở phụ nữ đã kết hôn huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 350 phụ nữ đã kết hôn ở huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, từ 7/2018 đến tháng 12/2018. Kết quả: Tỷ lệ bạo hành phụ nữ mang thai là 24,9%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng bạo hành ở phụ nữ khi mang thai: trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, phụ thuộc kinh tế vào chồng, chung sống cùng chồng, yếu tố về tình trạng sinh con trai và con gái, số lần mang thai và sự mong đợi giới tính thai nhi (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ bạo hành ở phụ nữ khi mang thai là khá cao trong nghiên cứu này. Cần xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cơ sở y tế các tuyến cần chú trọng tập trung sàng lọc sớm các thai phụ bị bạo hành trong lần khám thai đầu tiên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nghiên cứu quốc gia (2010), Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bạo hành gia đình với phụ nữ ở Việt Nam.
2. Nguyễn Hoàng Vân Hương, (2015), Thực trạng bạo lực tinh thần đối với phụ nữ mang thai tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2014 và một số yếu tố liên quan.
3. Nguyễn Hoàng Thanh, (2019), bạo lực gia đình và sức khỏe của thai phụ, trẻ sơ sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội từ năm 2014 đến 2015.
4. Ahmed S, Koenig MA, Stephenson R (2006), The impact of family violence on perinatal and infant mortality: evidence from North India. Am J Public Health.
5. Shah P.S.,Shah J. (2010). Maternal exposure to domestic violence and pregnancy and birth outcomes: a systematic review and meta-analyses. J Womens Health (Larchmt). 19; 2017-31.
6. Tran Tho Nhi, Nguyen Thi Thuy Hanh, Nguyen Duc Hinh, Ngo Van Toan, Tine Gammeltoft, Vibeke Rasch and Dan W. Meyrowitsch, (2019), Intimate Partner Violence among Pregnant Women and Postpartum Depression in Vietnam: A Longitudinal Study.
7. James L., Brody D., Hamilton Z. (2013). Risk factors for domestic violence during pregnancy: a meta-analytic review. Violence Vict. 28; 359-80.
8. Sanchez S.E., Alva A.V., Diez Chang G. et all (2013). Risk of spontaneous preterm birth in relation to maternal exposure to intimate partner violence during pregnancy in Peru. Maternal and child health journal.