KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT THANH QUẢN BÁN PHẦN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THANH QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM TỪ 2018 ĐẾN 2021

Võ Thị Thùy Linh 1,, Nguyễn Hữu Dũng 2, Lý Xuân Quang 3
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư thanh quản là một loại ung thư đầu cổ thường gặp. Thành công của các phương pháp bảo tồn thanh quản trong phẫu thuật cắt thanh quản bán phần điều trị ung thư thanh quản không chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết bệnh mà còn bảo tồn chức năng thanh quản và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mục tiêu: Khảo sát kết quả phẫu thuật của bệnh nhân ung thư thanh quản sau cắt thanh quản bán phần và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 38 bệnh nhân ung thư thanh quản được phẫu thuật cắt thanh quản bán phần tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ 01/01/2018 đến 31/12/2021 và theo dõi tình trạng tái phát và tử vong của bệnh nhân. Kết quả: Phần lớn là nam chiếm 92,1% với tuổi trung bình là 63,0 ± 8,8 tuổi. Phương pháp phẫu thuật bao gồm vi phẫu bằng laser qua đường miệng là 13,2%, phẫu thuật mở cắt thanh quản bán phần là 86,8%. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình là 7,4 ± 4,4 ngày. Nhóm vi phẫu laser có thời gian nằm viện sau phẫu thuật ngắn hơn nhóm phẫu thuật mở với p < 0,005. Biến chứng sau phẫu thuật nhiều nhất là tràn khí dưới da là 13,1%, viêm phổi là 7,9%; tụ dịch hố mổ và nhiễm trùng vết mổ là 5,3%; rò họng, chảy máu và viêm phế quản đều là 2,6%. Kết quả theo dõi xa thấy tỉ lệ tái phát là 7,9%. 100% bệnh nhân sống, không có bệnh nhân tử vong. Thời gian sống thêm không bệnh trung bình là 3,7 năm, tỉ lệ sống thêm không bệnh sau 3 năm là 90,8%. Thời gian sống thêm không bệnh trung bình của nhóm N0 dài hơn nhóm N1, nhóm giai đoạn I và II dài hơn giai đoạn III có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Phẫu thuật cắt thanh quản bán phần điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm là an toàn và có hiệu quả khá tốt, giúp bệnh nhân bảo tồn được thanh quản mà vẫn đạt được mục đích điều trị bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Agency for Research on cancer. The Global Cancer Observatory Globocan 2020. World. 2021:1-2.
2. International Agency for Research on cancer. The Global Cancer Observatory Globocan 2020. Viet Nam. 2021:1-2.
3. American cancer society. Survival Rates for Laryngeal and Hypopharyngeal Cancers. https://www.cancer.org/cancer/laryngeal-and-hypopharyngeal-cancer/detection-diagnosis-staging/survival-rates.html
4. Đoàn Thị Hồng Nhật, Lê Minh Kỳ. Nhận xét két quả phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trên nhẫn tạo hình kiểu Tucker. Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam.2018; 2(63-40):72-79.
5. Pecorari G, Perottino F, Riva G, et al. Pignat's vertical partial laryngectomy with crico-hyoido-epiglotto-plasty. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2022 Feb;279(2):979-986. doi: 10.1007/s00405-021-06858-7.
6. Bui AT, Yong Ji KS, Pham CT, et al. Longitudinal evaluation of quality of life in Laryngeal Cancer patients treated with surgery. Int J Surg. 2018 Oct; 58:65-70. doi: 10.1016/j.ijsu.2018.09.011.
7. Gökmen MF, Büyükatalay ZÇ, Beton S, Gökcan MK, Dursun G, Meço C, Küçük TB. Functional and Oncological Outcomes of Open Partial Laryngectomy vs. Transoral Laser Surgery in Supraglottic Larynx Cancer. Turk Arch Otorhinolaryngol. 2020 Dec;58(4):227-233. doi: 10.5152/tao.2020.5573.
8. Dinescu FV, Ţiple C, Chirilă M, et al. Evaluation of health-related quality of life with EORTC QLQ-C30 and QLQ-H&N35 in Romanian laryngeal cancer patients. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2016 Sep;273(9):2735-40. doi: 10.1007/s00405-015-3809-0.
9. Xu W, Lyu ZH, Ma JK, et al. The oncologic and functional outcomes of supracricoid partial laryngectomy for the treatment of laryngeal cancer. Zhonghua Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi. 2019 May 7;54(5):339-342. Chinese. doi: 10.3760/cma.j.issn.1673-0860.2019.05.005.
10. Muscatello L, Piazza C, Peretti G, et al. Open partial horizontal laryngectomy and adjuvant (chemo)radiotherapy for laryngeal squamous cell carcinoma: results from a multicenter Italian experience. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2021 Oct;278(10):4059-4065. doi: 10.1007/s00405-021-06651-6.