NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NỒNG ĐỘ FT3, FT4, TSH HUYẾT TƯƠNG VÀ HÌNH THÁI TUYẾN GIÁP Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC TÁI PHÁT CƠN HƯNG CẢM

Đinh Việt Hùng 1,2,, Hoàng Thị Hảo 1,2, Đỗ Xuân Tĩnh 1,2, Nguyễn Văn Linh 1,2, Bạch Thị Mỹ Hà 1,2, Huỳnh Ngọc Lăng 1,2, Phạm Thị Thu 1,2, Cao Văn Hiệp 1,2, Nguyễn Tất Định 1,2
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm nồng độ hormone FT3, FT4, TSH huyết tương và hình thái tuyến giáp ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực, tái phát cơn hưng cảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 45 bệnh nhân được chẩn đoán xác định rối loạn lưỡng cực, hiện tại tái phát với cơn hưng cảm được chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM-5 (2013), điều trị nội trú tại khoa A6-Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 11 năm 2022. Xét nghiệm nồng độ các hormone FT3, FT4, TSH trong huyết tương và siêu âm đánh giá hình thái tuyến giáp ở các bệnh nhân nghiên cứu, phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS 26.0. Kết quả: Nồng độ trung bình của hormone FT3, FT4, TSH trong huyết tương của nhóm bệnh nhân nghiên cứu lần lượt là 3,10 ± 0,53 pg/mL, 0,96 ± 0,14 ng/dL và 1,52 ± 1,31mIU/L. Không có sự khác biệt về nồng độ các hormone FT3, FT4, TSH trong huyết tương theo tuổi, giới tính, tuổi khởi phát, thời gian bị bệnh và số lần tái phát bệnh ở các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực tái phát giai đoạn hưng cảm. Đa số các bệnh nhân không có sự biến đổi về hình thái tuyến giáp trên siêu âm. Kết luận: Không có sự biến đổi về nồng độ hormone và hình thái tuyến giáp ở các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực tái phát cơn hưng cảm

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Tiến Đức, Bùi Quang Huy, et al. (2017) Giáo trình Tâm thần học, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
2. Bùi Quang Huy, Cao Tiến Đức, and Đỗ Xuân Tĩnh (2018) Rối loạn cảm xúc lưỡng cực chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Thomsen A.F., Kvist T.K., Andersen P.K., et al. (2005) Increased risk of affective disorder following hospitalisation with hyperthyroidism - a register-based study. Eur J Endocrinol, 152(4): 535-43.
4. Bauer M., Glenn T., Pilhatsch M., et al. (2014) Gender differences in thyroid system function: relevance to bipolar disorder and its treatment. Bipolar disorders, 16(1): 58-71.
5. Wang X., Luo J., Yuan X., et al. (2022) Relationship of free thyroxine and triiodothyronine on recurrence in maintenance therapy for bipolar depression. Asian Journal of Psychiatry, 71: 1030-1086.
6. Bensenor I.M., Olmos R.D., and Lotufo P.A. (2012) Hypothyroidism in the elderly: diagnosis and management. Clin Interv Aging, 7: 97-111.
7. Nguyễn Văn Linh (2018), Nghiên cứu mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng với nồng độ FT3, FT4, TSH ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn hưng cảm, Học viện Quân y.
8. Kraszewska A., Chlopocka-Wozniak M., Abramowicz M., et al. (2015) A cross-sectional study of thyroid function in 66 patients with bipolar disorder receiving lithium for 10-44 years. Bipolar Disord, 17(4): 375-380.