MỐI LIÊN QUAN GIỮA KẾT QUẢ ĐO OXY NÃO VÙNG VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỊ NÃO CẤP

Nguyễn Anh Tuấn 1,, Nguyễn Danh Cường 2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Quang phổ cận hồng ngoại (Near Infra Red Spectroscopy NIRS): là kỹ thuật không xâm lấn có thể được sử dụng để theo dõi ô xy mô não trên nhiều khu vực của bề mặt não. Những kĩ thuật theo dõi ban đầu chỉ cho phép theo dõi xu hướng thay đổi nồng độ của mô, sau đó những tiến bộ kỹ thuật trong quang phổ không gian đã cho phép có thể đo được bão hòa tuyệt đối ô xy mô não (Saturation cerebral oxygenation – ScO2). Giá trị bình thường của ScO2 được cho là từ 58 - 82% và giá trị ban đầu có thể thay đổi lên tới 10% ngưỡng thiếu oxy tổ chức não tùy thuộc vào từng cá thể và tùy bệnh lý. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đo ScO2 bằng phương pháp quang phổ cận hồng ngoại trên những bệnh nhân đột quị cấp do tắc động mạch não giữa tại trung tâm Cấp cứu, bệnh viện Bạch mai. Kết quả thu được: Bệnh nhân tắc động mạch não giữa giai đoạn cấp có giá trị rSO2 bên bán cầu tổn thương thấp hơn bên bán cầu không tổn thương, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhóm bệnh nhân có tái thông mạch máu: rSO2 sau 24 giờ tăng lên so với lúc vào viện, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), trong khi giá trị này không thay đổi ở bệnh nhân không có tái thông. Bệnh nhân sau điều trị tái thông mạch máu: nhóm rSO2 ≥ 62% thì 100% có tái thông, và nhóm rSO2 < 62% thì 27,3% là không tái thông (P < 0,05). Nhóm bệnh nhân can thiệp tái thông mạch máu não sau 24h: rSO2 ≥ 62% trong nhóm NIHSS < 10 điểm cao hơn trong nhóm NIHSS >10 điểm với OR=0,057 (95% CI:0,006-0,588), p < 0,05. rSO2 ≥ 62% trong nhóm SpO2 ≥ 98% cao hơn trong nhóm SpO2 < 98% với OR=0,12 (95% CI:0,042-0,347), p < 0,01. Kết luận: kết quả đo oxy não vùng có giá trị định hướng bên tổn thương, mức độ nặng cũng như khả năng hồi phục của bên tổn thương do tắc động mạch não giữa

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bogousslavsky J, Van Melle G, Regli F. The Lausanne Stroke Regitry: analysis of 1,0000 consecutive patients with first stroke, Stroke. 1988;19: 1083-1092.
2. Lê Văn Thính. Nhồi máu não,Trong cuốn Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não. Lê Đức Hinh Và nhóm chuyên gia, Nhà xuất bản Y học.2008: 217-224.
3. Siesjo B.K. Cerebral circulation and metabolism. Journal of Neurosurgery.1984;60: 883-908.
4. Maragos W. F. Mitochondrial uncoupling as a potential therapeutic target in acute central nervous system injury. J Neurochem.2004; 91: 257-262.
5. Demet GG, Talip AA, Nevzat UU et al. The evaluation of cerebral oxygenation by oximetry in patients with ischaemic stroke. J Postgrad Med. 2000;46:70-74
6. Ádám Annus, András Nagy, László Vécsei, et al. 24-hour near-infrared spectroscopy monitoring of acute ischaemic stroke patients undergoing thrombolysis or thrombectomy: a pilot study.Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases.2019;28(8):2337-2342.
7. Ritzenthaler T, Cho TH, Mechtouff L, et al. Cerebral NearInfrared Spectroscopy: A Potential Approach for Thrombectomy Monitoring. Stroke. 2017;48(12):3390-2
8. Lương Quốc Chính. Nghiên cứu hiệu quả kết hợp dẫn lưu và sử dụng Alteplase não thất trong điều trị chảy máu não thất có giãn não thất cấp, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.2017