GIÁ TRỊ CỦA CÁC DẤU HIỆU CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA CẤP

Nguyễn Đình Minh 1,, Phạm Thu Huyền 2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu giá trị của các dấu hiệu cắt lớp vi tính (CLVT) trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp (VRT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang so sánh 55 bệnh nhân nghi ngờ VRT trên lâm sàng, trong đó có 25 BN kết quả giải phẫu bệnh là VRT sau phẫu thuật,  được chụp CLVT ổ bụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 4 đến 10/2022. Kết quả: gồm 16 nam và 39 nữ. Tuổi trung bình là 41,75 ± 21,30 tuổi (từ 5 đến 93 tuổi). Trên CLVT, giá trị của các dấu hiệu chẩn đoán VRT bao gồm tăng kích thước ruột thừa >6mm (Se: 100%, NPP: 100%, Acc: 80% với OR: 3,2%; 95%CI: 2-53; p<0,01), dày thành ruột thừa ≥3mm (Se: 84%, NPV: 85,2%, Acc: 80% và OR: 17,2; 95%CI: 4,4-67,4; p<0,01), dịch trong ruột thừa (Se: 80%, NPV: 77,3% và OR: 5,2%; 95%CI: 1,5-17,7; p<0,01), sỏi phân ruột thừa (Sp: 90%, PPV: 80% và OR: 8,3%; 95%CI: 2-34,6%; p<0,01), khí trong ruột thừa là dấu hiệu âm tính (Sp: 83,3%, NPV: 80,6%, Acc: 80% và OR: 0,06; 95%CI: 0,02-0,24, p<0,01). Dấu hiệu quanh ruột thừa gồm thâm nhiễm mỡ (Se:88%, Sp: 80%, Acc: 83,6% và OR: 29,3; 95%CI: 6,5-131, p<0,01), phúc mạc quanh ruột thừa ngấm thuốc mạnh (Se:92%, Sp: 86,7%, Acc: 89,1% và OR: 74,7; 95%CI: 12,5-446, p<0,01). Giá trị của CLVT trong chẩn đoán VRT là Se: 96%, Sp: 86,7%, Acc: 92,7%. Kết luận: Các dấu hiệu trên CLVT là đặc trưng và tin cậy trong chẩn đoán VRT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sugiura K, Suzuki K, Umeyama T, Omagari K, Hashimoto T, Tamura A. Cost-effectiveness analysis of initial nonoperative management versus emergency laparoscopic appendectomy for acute complicated appendicitis. BMC Health Serv Res. Nov 9 2020;20(1):1019. doi:10.1186/ s12913-020-05839-6
2. Hardin DM, Jr. Acute appendicitis: review and update. Am Fam Physician. Nov 1 1999; 60(7):2027-34.
3. Pinto Leite N, Pereira JM, Cunha R, Pinto P, Sirlin C. CT evaluation of appendicitis and its complications: imaging techniques and key diagnostic findings. AJR Am J Roentgenol. Aug 2005; 185(2):406-17. doi:10.2214/ajr.185.2.01850406
4. Karul M, Berliner C, Keller S, Tsui TY, Yamamura J. Imaging of appendicitis in adults. Rofo. Jun 2014;186(6):551-8. doi:10.1055/s-0034-1366074
5. Di Saverio S, Podda M, De Simone B, et al. Diagnosis and treatment of acute appendicitis: 2020 update of the WSES Jerusalem guidelines. World J Emerg Surg. Apr 15 2020;15(1):27. doi:10.1186/s13017-020-00306-3
6. Choi D, Park H, Lee YR, et al. The most useful findings for diagnosing acute appendicitis on contrast-enhanced helical CT. Acta Radiol. Nov 2003;44(6):574-82. doi:10.1080/02841850312331287819
7. Doãn Văn Ngọc, Đào Danh Vĩnh, Lê Văn Khảng. Nghiên cứu giá trị của chụp Cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp. Tạp chí Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam. 07/11 2022;(10):370-375. doi:10.55046/vjrnm.10.276.2012
8. Khan MS, Chaudhry MBH, Shahzad N, Tariq M, Memon WA, Alvi AR. Risk of appendicitis in patients with incidentally discovered appendicoliths. Journal of Surgical Research. 2018/01/01/ 2018;221:84-87. doi:https://doi.org/10.1016/j.jss.2017.08.021
9. Hong HS, Cho HS, Woo JY, et al. Intra-Appendiceal Air at CT: Is It a Useful or a Confusing Sign for the Diagnosis of Acute Appendicitis? Korean J Radiol. Jan-Feb 2016;17(1):39-46. doi:10.3348/kjr.2016.17.1.39