BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT THANH QUẢN TOÀN PHẦN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THANH QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2021

Nguyễn Khắc Sơn 1,, Nguyễn Hữu Dũng 2, Lý Xuân Quang 3
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư thanh quản giai đoạn muộn thường được điều trị bằng phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần và xạ trị sau phẫu thuật. Phẫu thuật này là đại phẫu, hay gặp ở người bệnh ung thư thanh quản lớn tuổi, nhiều bệnh lý kèm theo, dễ tai biến trong và sau phẫu thuật. Mục tiêu: Khảo sát kết quả phẫu thuật của bệnh nhân ung thư thanh quản sau cắt thanh quản toàn phần và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng tái phát và tử vong của người bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 64 bệnh nhân ung thư thanh quản được phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2021. Sau đó, theo dõi tình trạng tái phát và sống còn của bệnh nhân, thực hiện phân tích để đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỷ lệ tái phát và tử vong. Kết quả: Phần lớn bệnh nhân UTTQ là nam (96,9%) có tuổi dao động từ 30 đến 89 tuổi với tuổi trung bình là 64,4 ± 10,5 tuổi. Số ngày nằm viện sau phẫu thuật trung bình là 12,9 ± 3,8 ngày (8 - 28 ngày). Trong giai đoạn hậu phẫu, biến chứng bao gồm tụ dịch hố mổ và rò họng đều chiếm 9,4%, nhiễm trùng vết mổ chiếm 7,8%, viêm phổi là 4,7%, rò dưỡng chấp là 4,7%, chảy máu là 3,1%, hẹp lỗ mở khí quản là 3,1%, tràn khí dưới da là 1,6%. Bệnh nhân đều được điều trị ổn định ra viện 100%. Trong thời gian theo dõi ngắn nhất là 6 tháng và dài nhất là 4,5 năm ghi nhận 9 ca tử vong (14,1%), 6 tái phát (9,4%). Thời gian sống thêm không bệnh và sống thêm toàn bộ trung bình lần lượt là 45,3 ± 1,7 tháng và 42,5 ± 2,2 tháng. Tỷ lệ sống thêm không bệnh và sống thêm toàn bộ sau 3 năm là 88,1% và 82,2%. Thời gian sống thêm toàn bộ ở bệnh nhân có di căn hạch ngắn hơn bệnh nhân không di căn (p < 0,001). Kết luận: Kết quả phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần kết hợp hóa xạ trị có kết quả khả quan và hiệu quả khá tốt đối với bệnh nhân ung thư thanh quản khi không thể phẫu thuật bảo tồn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Agency for Research on cancer. The Global Cancer Observatory Globocan 2020. World. 2021:1-2.
2. International Agency for Research on cancer. The Global Cancer Observatory Globocan 2020. Viet Nam. 2021:1-2.
3. Võ Nguyễn Hoàng Khôi và Trần Minh Trường. Nghiên cứu biến chứng sau phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2018; 22(1): 79-82.
4. Sirin G, Şirin S. Functional constipation as a neglected condition in laryngectomized patients. Turk J Gastroenterol. 2020 Feb;31(2):120-127. doi: 10.5152/tjg.2020.19887.
5. Meulemans, J., Demarsin, H., Debacker, J., et al. Functional Outcomes and Complications After Salvage Total Laryngectomy for Residual, Recurrent, and Second Primary Squamous Cell Carcinoma of the Larynx and Hypopharynx: A Multicenter Retrospective Cohort Study. Frontiers in Oncology. 2010; 10. doi:10.3389/ fonc.2020.01390
6. Galli A, Giordano L, Biafora M, et al. Voice prosthesis rehabilitation after total laryngectomy: are satisfaction and quality of life maintained over time? Acta Otorhinolaryngol Ital. 2019 Jun;39(3):162-168. doi: 10.14639/0392-100X-2227.
7. Trần Minh Trường, Nguyễn Kim Thảo, Võ Thị Em. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt bỏ thanh quản tòan phần do ung thư. Tạp chí Y học TP.HCM. 2009; 13(1): 1-4.
8. Christopher H. R., Bruce H. Haughey. Total laryngectomy and laryngopharyngectomy. Cummings otolaryngology head and neck sugery. Fifth edition, volum 1, Mosby elsevier, philadelphia;1578-1591.
9. Islam, M. S. ., Kabir, M. S. ., Harun, M. A. A. Et al. Outcome of Total Laryngectomy in Regional Hospitals of Bangladesh. Bangladesh Journal of Otorhinolaryngology. 2021; 27(2): 139–144. https://doi.org/10.3329/bjo.v27i2.56360.
10. Antin F, Breheret R, Goineau A, et al. Rehabilitation following total laryngectomy: Oncologic, functional, socio-occupational and psychological aspects. Eur Ann Otorhinolaryngol Head Neck Dis. 2021 Jan;138(1):19-22. doi: 10.1016/j.anorl.2020.06.006.