ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM NÃO MÔ CẦU VÀ NHÓM HUYẾT THANH PHỔ BIẾN

Nguyễn Xuân Kiên 1,2,, Nguyễn Văn Ba 1,2
1 Bệnh viện 103
2 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ nhiễm não mô cầu tại một số địa bàn trọng điểm và nhóm huyết thanh phổ biến. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, lấy mẫu và xét nghiệm theo phương pháp ELISA phát hiện kháng thế kháng N. meningitidis trên 21.630 mẫu huyết thanh thu thập từ 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Kết quả: Tỷ lệ người mang kháng thế kháng não mô cầu ở khu vực Tây Bắc là  7,94%, cao hơn khu vực khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p <0,05. Tỷ lệ người có kháng thể kháng não mô cầu ở Tây Nguyên là: 4,19%, cao hơn tỷ lệ nhiễm tại Tây Nam Bộ là 1,90%. Sự khá biệt này có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Tỷ lệ người đã nhiễm não mô cầu chung ở cả 3 khu vực là 4,61%. Tỷ lệ người đã nhiễm não mô cầu thấp nhất ở nhóm tuổi 36-55 là 4,53%. Cao nhất ở nhóm tuổi từ 56-65: 5,88%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Những người làm nghề nông nghiệp, làm rừng, làm rẫy, làm nông nghiệp và bộ đội có tỷ lệ nhiễm não mô cầu cao hơn những người làm nghề tự do và các nghề khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ nhóm huyết thanh gây bệnh (gồm B và C) ở 3 khu vực là 92,31%. Thấp nhất là Tây Nam Bộ (57,14%), cao nhất là Tây Nguyên (100%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p(2;3) < 0,01). Cơ cấu nhiễm nhóm huyết thanh B ở cả 3 khu vực chiếm tỷ lệ cao (85,90%). Nhóm huyết thanh C phát hiện thấy ở khu vực Tây Bắc (11,90%) và Tây Nam Bộ (6,41%). Kết luận: Tỷ lệ người mang kháng thể kháng N. meningitidis chung là 4,61%. Có sự khác biệt về tỷ lệ người nhiễm bệnh giữa các khu vực, độ tuổi, ngành nghề và khu vực sinh sống. Nhóm huyết thanh B và C chiếm 92,31%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Genco, C.W., L (editors), Neisseria: Molecular Mechanisms of Pathogenesis. Caister Academic Press, 2010.
2. Vogel, U., Molecular epidemiology of meningococci: application of DNA sequence typing. Int J Med Microbiol, 2010. 300(7): p. 415-20.
3. Tzeng, Y.L., et al., Translocation and surface expression of lipidated serogroup B capsular Polysaccharide in Neisseria meningitidis. Infect Immun, 2005. 73(3): p. 1491-505.
4. Tzeng, Y.L., et al., Translocation and surface expression of lipidated serogroup B capsular Polysaccharide in Neisseria meningitidis. Infect Immun, 2005. 73(3): p. 1491-505.
5. Achtman, M., Epidemic spread and antigenic variability of Neisseria meningitidis. Trends Microbiol, 1995. 3(5): p. 186-92.
6. WHO (2018), Mapping of National Tropical-Disease Centers / Institutions in Southeast Asian, Final report.
7. Cartwright K (1995), “Meningococcal carriage and disease. Meningococcal Disease” (CartwrightK, ed), pp. 115–146.
8. Goldacre M J, Trevor Lambert, Julie Evans, Gill Turner. “Preregistrantion house officers’ views on whether their experience at medical school prepared them well for their jobs: national questionnaise survey”. BMJ Volume 326, pp. 1011-1012.
9. Cedric Mims (1996), “The Pathogenesis of the Acute Exanthemst”. Review in Medical Virology. Vol 6, pp. 1-8.
10. Borrow, R., H. Claus, U. Chaudhry, M. Guiver, E. B. Kaczmarski, M. Frosch, and A. J. Fox (1998), “siaD PCR ELISA for confirmation and identification of serogroup Y and W135 meningococcal infections”, FEMS Microbiology Letters 159, pp. 209-214.