TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính nặng, gây ra cái chết cho hàng triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Sự lan tràn các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh đang là vấn đề cấp bách nhất hiện nay, trực tiếp làm giảm hiệu quả điều trị và sức khỏe người bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định các chủng vi khuẩn thường gặp và mức độ kháng kháng sinh của chúng trong cấy máu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Kết quả: Trong số 1534 mẫu, 262 mẫu phân lập được vi khuẩn gây bệnh (17,1%). Các vi khuẩn gây NKH phổ biến nhất là E. coli (22,1%), B. cepacia (21,8%), S. aureus (16,0%) và K. pneumoniae (14,1%). Tỷ lệ kháng thuốc ở E. coli lần lượt là 51,1-83,0% và 51,1-59,6% đối với Cephalosporin và Fluoroquinolone, trong khi ở K. pneumoniae lần lượt là 45,2-61,3% và 29,1-41,9%. Tỷ lệ E. coli và K. pneumoniae sinh Betalactamase phổ rộng (ESBL) tương ứng là 23,4% và 16,1%. Các chủng B. cepacia nhạy cảm cao với Meropenem (80,7%), Ceftazidime (93,0%) và Trimethoprim–Sulfamethoxazole (96,5%). Tỷ lệ S. aureus kháng Methicillin (MRSA) là 69,4%, chưa ghi nhận chủng kháng Vancomycin. Kết luận: Các tác nhân gây bệnh hàng đầu là E. coli, B. cepacia, S. aureus và K. pneumoniae. Hạn chế sử dụng Cephalosporin trong điều trị NKH do E. coli và K. pneumoniae mà nên dùng Carbapenem và chất có tác dụng ức chế Betalactamase. Đối với S. aureus và B. cepacia thì Vancomycin và Trimethoprim–Sulfamethoxazole tương ứng là lựa chọn ưu tiên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn huyết, kháng kháng sinh, E. coli, B. cepacia, Klebsiella, S. aureus.
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế (2017), Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng, tr 93-101.
3. Hoàng Quỳnh Hương, Nguyễn Thanh Hằng (2021), “Nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của một số chủng Enterobacteriaceae gây nhiễm khuẩn huyết phân lập được tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bỉnh năm 2018-2019”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 498, tr 47-50.
4. Quế Anh Trâm và cộng sự (2020), “Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết được phân lập tại trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An (1/1/2019-31/12/2019)”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 495, tr 363-369.
5. Vũ Thị Kim Cương và cộng sự (2015), “Tình hình kháng kháng sinh và các tác nhân nhiễm khuẩn huyết của bệnh nhân điều trị nội trú nhập bệnh viện Thống nhất từ 1/8/2014 đến 30/7/2015”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản tập 19, số 6, 2015, tr 259-266.
6. Dat, V.Q., et al. (2017), Bacterial bloodstream infections in a tertiary infectious diseases hospital in Northern Vietnam: aetiology, drug resistance, and treatment outcome, BMC infectious diseases, 2017. 17(1): p. 1-11.
7. Dellinger, R.P., et al. (2008), Surviving Sepsis Campaign: international guidelines for management of severe sepsis and septic shock: 2008, Intensive care medicine 2008, 34(1), p.17-60.
8. Moon, H.-W., et al. (2014), Analysis of community-and hospital-acquired bacteraemia during a recent 5-year period, Journal of medical microbiology, 2014. 63(3): p. 421-426.