CĂNG THẲNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TỈNH XIÊNG - KHOẢNG, LÀO, NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của bác sĩ và điều dưỡng tại Bệnh viện tỉnh Xiêng-Khoảng, Lào, năm 2020. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Theo mô hình Karasek, những người tham gia nghiên cứu làm công việc chủ động chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,6%, tiếp đến là nhóm làm công việc thoải mái chiếm 26,7%, nhóm cảm nhận công việc của họ căng thẳng (áp lực tâm lý cao và quyền quyết định thấp) chiếm 14,3% và nhóm đối tượng nghiên cứu phải làm công việc thụ động chiếm tỷ lệ thấp nhất với 7,5%. Kết luận: Tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế là 14,3%. Với tỷ lệ căng thẳng trên thì điều cần thiết lúc này là Ban lãnh đạo bệnh viện cần có những biện pháp can thiệp thích hợp để góp phần cải thiện sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Căng thẳng nghề nghiệp, JCQ-V
Tài liệu tham khảo
2. El-Masry R, Shams T. (2013). Job Stress and Burnout among Academic Career Anaesthesiologists at an Egyptian University Hospital. Sultan Qaboos Univ Med J, 13(2), 287-295.
3. Mrayyan M.T., Hamaideh S.H., Mudallal R., Faouri I.G., Khasawneh N.A (2008). Jordanian nurses’ job stressors and social support. Int Nurs Rev, 55(1), 40-47.
4. Lê Thị Huệ (2018). Căng thẳng nghề nghiệp ở Nhân viên y tế tại Bệnh viện Phong - Da Liễu Trung ương, Quy hòa năm 2018, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Phạm Tuấn Việt, Phạm Minh Khuê, Phạm Văn Mạnh và cộng sự (2016). Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trên công nhân một công ty xi măng tại Hải Phòng. Tạp chí Y học dự phòng, 14(187), 60.
6. Nguyễn Văn Tuyên (2015). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến căng thẳng của Điều dưỡng viên lâm sàng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Hà Nội, Đại học Y tế Công Cộng.
7. Đặng Kim Oanh (2017). Thực trạng stress nghề nghiệp ở nhân viên điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội.