NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NT-PROBNP LÚC MỚI NHẬP VIỆN VỚI BIẾN CỐ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH VAN TIM

Nguyễn Thị Thu Hoài 1,2,, Nguyễn Thị Thủy 3, Vũ Thị Thơm 2
1 Bệnh Viện Bạch Mai
2 Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rung nhĩ là một rối loạn nhịp hay gặp và gây ra những gánh nặng lớn do biến cố tim mạch như tử vong, đột quỵ, thuyên tắc mạch hệ thống, suy tim. Ngày nay đã có nhiều xét nghiệm và cận lâm sàng giúp chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng. Xét nghiệm NT-proBNP là yếu tố tiên lượng độc có khả năng dự đoán biến cố tim mạch ở bệnh nhân rung nhĩ. Mục tiêu: Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với biến cố tim mạch ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 200 bệnh nhân chẩn đoán rung nhĩ không do bệnh van tim, được thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm NT-proBNP lúc nhập viện. Theo dõi bệnh nhân trong 6 tháng và xác định tỷ lệ tái nhập viện do biến cố tim mạch. Đánh giá mối liên quan giữa NT-proBNP với tỷ lệ tái nhập viện do biến cố tim mạch. Kết quả: Giá trị NT-proBNP ở nhóm biến cố tim mạch chung (1024,98 ± 1204,36 pmol/l) cao hơn nhóm không có biến cố (161,31 ± 207,92 pmol) có ý nghĩa thống kê với p=0,000. Mối liên quan giữa NT-proBNP với tỷ lệ tái nhập viện theo phương trình logistic đa biến cho kết quả là cứ tăng mỗi 100pmol/l nồng độ NT-proBNP thì biến cố chung tim mạch tăng 2 lần có ý nghĩa thống kê với p= 0,000. Kết luận: Nồng độ NT-proBNP là một yếu tố có giá trị lượng độc lập ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Go A.S., Hylek E.M., Phillips K.A. et al. Prevalence of Diagnosed Atrial Fibrillation in Adults: National Implications for Rhythm Management and Stroke Prevention: the AnTicoagulation and Risk Factors In Atrial Fibrillation (ATRIA) Study. JAMA 2001, 285(18), 2370–2375.
2. Wolf P A, Abbott R D, và Kannel W B (1991). Atrial fibrillation as an independent risk factor for stroke: the Framingham Study. Stroke 1991; 22(8), 983–988.
3. Lake F.R., Cullen K.J., Klerk N.H. et al. Atrial Fibrillation and Mortality in an Elderly Population. Australian and New Zealand Journal of Medicine, 1989; 19(4), 321–326.
4. Kirchhof P., Schmalowsky J., Pittrow D et al. (2014). Management of Patients With Atrial Fibrillation by Primary-Care Physicians in Germany: 1-Year Results of the ATRIUM Registry. Clinical Cardiology 2014; 37(5), 277–284.
5. Patton K.K., Ellinor P.T., Heckbert S.R. et al. N-terminal pro-B-type Natriuretic Peptide is a Major Predictor of the Development of Atrial Fibrillation: The Cardiovascular Health Study. Circulation 2009; 120(18), 1768–1774.
6. Amin A.N., Jhaveri M., và Lin J. Hospital Readmissions in US Atrial Fibrillation Patients: Occurrence and Costs. American Journal of Therapeutics 2013; Vol 8.
7. Bettencour P. et al. NT-proBNP and BNP: biomarkers for heart failure management. Eur J Heart Fail. 2004; Mar 15;6(3):359-63.
8. Luchner A, Behren G. et al. Long-term pattern of brain natriuretic peptide and N-terminal pro brain natriuretic peptide and its determinants in the general population: contribution of age, gender, and cardiac and extra-cardiac factors. Eur J Heart Fail. 2014; 15 (8): 859-867
9. Januzzi JL, Kimenade R., et al. NT-proBNP testing for diagnosis and short-term prognosis in acute destabilized heart failure: An international pooled analysis of 1256 patients: The International Collaborative of NT-proBNP Study. European Heart Journal 2006 27(3):330-337
10. Masson S. và Latini R. (2008). Amino-Terminal Pro–B-Type Natriuretic Peptides and Prognosis in Chronic Heart Failure. The American Journal of Cardiology, 101(3, Supplement), S56–S60.