KHẢO SÁT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY CẤP Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI KHOA DA LIỄU BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đối tượng: Bệnh nhân mày đay cấp đến khám tại khoa Da liễu Bệnh viện Đại học y Hải Phòng từ tháng 2 – 9/2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được chia làm 02 nhóm để đánh giá hiệu quả điều trị mày đay. Nhóm 1 được điều trị bằng phác đồ kháng histamine đơn thuần và nhóm 2 được điều trị bằng phác đồ kháng histamine + corticoid. Kết quả: Nghiên cứu trên 120 bệnh nhân mày đay cấp ghi nhận có 63,3% bệnh nhân nữ, 36,7% bệnh nhân nam. Đa số các bệnh nhân đến khám vì mày đay nặng hoặc rất nặng. Các triệu chứng đi kèm với mày đay là phù quinck 19,2%; đau bụng 25,8%; khó thở 21,7%. 28,3% bệnh nhân có tăng BC ái toan trong máu. Sau 2 ngày điều trị, ở nhóm có triệu chứng nhẹ và vừa điều trị bằng kháng histamine số bệnh nhân có triệu chứng giảm đi 40%, điều trị bằng kháng histamine + corticoid số bệnh nhân có triệu chứng giảm là 60%. Nhóm có triệu chứng nặng, rất nặng điều trị bằng kháng histamine số bn có triệu chứng giảm là 13,3%, điều trị bằng kháng histamine + corticoid số bệnh nhân có triệu chứng giảm là 46,7%. Sau 5 ngày điều trị ở nhóm có triệu chứng nhẹ, trung bình điều trị bằng kháng histamine số bệnh nhân có triệu chứng giảm đi 80%, điều trị bằng kháng histamine + corticoid số bn có triệu chứng giảm là 93,3%. Nhóm có triệu chứng nặng, rất nặng điều trị bằng kháng histamine số bệnh nhân có triệu chứng giảm là 26,7%, điều trị bằng kháng histamine + corticoid số bn có triệu chứng giảm là 73,3%. Kết luận: Điều trị bệnh mày đay bằng kháng histamine + corticoid đem lại hiệu quả cao, đặc biệt các trường hợp mày đay nặng và rất nặng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh mày day, hiệu quả điều trị, Bệnh viện Đại học Y Dược Hải Phòng
Tài liệu tham khảo
2. Zweim B et al (2000), “Sequential patterns of inflammatory events during developing and expressed skin late-phase reactions”, J Allergy Clin Immunol 105: 776.
3. Bernstein JA (2005), “Chronic urticaria: an evolving story”, Isr Med Assoc J 7(12): 774-7.
4. Gaig P et al (2004), “Epidemiology of urticaria in Spain”, J Invest Allergol Immunol 14: 214.
5. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2021), “Đánh giá hiệu quả điều trị mày đay mạn tính bằng Desloratadin kết hợp Montelukast”, Luận văn thạc sỹ y học, Bệnh viện Trung ương quân đội 108
6. Phạm Công Chính (2017), “Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh mày đay cấp vô căn bằng kháng Histamin H1 phối hợp với Histamin H2 tại khoa da liễu Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên”.
7. Nguyễn Hữu Sáu (2011), “Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ bệnh mày đay điều trị nội – ngoại trú tại bệnh viện Da liễu Ttrung ương”.
8. Nguyễn Thị Vân (2011), “Nhận xét đặc điểm bệnh mày đay và kết quả điều trị tại khoa Da liễu bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình”.
9. Nguyễn Thái Bình (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số nguyên nhân gây mày đay cấp vô căn”.