KHẢO SÁT ĐƯỜNG DẪN LƯU XOANG TRÁN TRÊN PHIM CT SCAN MŨI XOANG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG TỪ THÁNG 9/2020 ĐẾN THÁNG 8/2022

Lâm Huyền Trân 1,, Nguyễn Thị Hồng Loan 1, Võ Đức Thịnh 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đường dẫn lưu xoang trán là cấu trúc phức tạp len lỏi giữa các tế bào ngách trán. Đánh giá hình ảnh CT scan đường dẫn lưu xoang trán giúp phẫu thuật nội soi an toàn và hiệu quả. Mục tiêu: Khảo sát vị trí bám phần trên mỏm móc, tế bào ngách trán và xác định mối liên quan giữa đường dẫn lưu xoang trán và tế bào ngách trán. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 256 ngách trán không có bệnh lý. Kết quả: Tỉ lệ các kiểu bám phần trên mỏm móc: Kiểu 1: 36,7%, kiểu 2: 23,4%, kiểu 3: 23,4%, kiểu 4: 7,4%, kiểu 5: 5,1%, kiểu 6: 3,9%. Tỉ lệ tế bào ngách trán: tế bào agger nasi 93%, tế bào trên Agger nasi 33,2%, tế bào trên agger nasi trán 10,9%, tế bào trên bóng 43,4%, tế bào trên bóng trán 7,4%, tế bào sàng trên ổ mắt 14,5%, tế bào vách liên xoang trán 8,6%. Tỉ lệ đường dẫn lưu xoang trán đổ vào khe giữa: 83,6%, đổ vào phễu sàng: 16,4%. Đường kính trung bình lỗ thông xoang trán là 6,3 ± 2,1 mm. Sự hiện diện của tế bào trên bóng và tế bào sàng trên ổ mắt làm hẹp lỗ thông xoang trán có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Chụp CT mũi xoang là phương pháp cần thiết để đánh giá đường dẫn lưu xoang trán trước phẫu thuật nội soi xoang trán.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Thạnh Phát, Trần Thị Bích Liên, (2020), "Khảo sát vị trí chân bám mỏm qua hình ảnh CT Scan trên bệnh nhân viêm mũi xoang trước mạn có chỉ định phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 1 từ tháng 9/2018 đến tháng 9/2019", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 24 (2), pp. 186 - 190.
2. Trần Thanh tài, Thái Thanh Trúc, Phạm Kiên Hữu, (2020), "Khảo sát tỷ lệ hiện diện các tế bào ngách trán theo phân loại quốc tế (IFAC) tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ năm 2018 đến 2019", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 24 (2), pp. 163 - 168.
3. Kamath P S, Rathnakar P, Bhat V, Jayaramesh, (2016), "a radiological study of anatomical variations of uncinate process", Clinical rhinology- an international journal, 9 pp. 59-61.
4. Landsberg R, Friedman M, (2001), "A computer-assisted anatomical study of the nasofrontal region", Laryngoscope, 111 (12), pp. 2125-2130.
5. Lien C F, Weng H H, Chang Y C, Lin Y C, et al, (2010), "Computed tomographic analysis of frontal recess anatomy and its effect on the development of frontal sinusitis", Laryngoscope, 120 (12), pp. 2521-2527.
6. Mahmutoglu A S, Çelebi I, Akdana B, Bankaoğlu M, et al, (2015), "Computed tomographic analysis of frontal sinus drainage pathway variations and frontal rhinosinusitis", J Craniofac Surg, 26 (1), pp. 87-90.
7. Seth N, Kumar J, Garg A, Singh I, et al, (2020), "Computed tomographic analysis of the prevalence of International Frontal Sinus Anatomy Classification cells and their association with frontal sinusitis", J Laryngol Otol, pp. 1-8.
8. Wormald P J, Hoseman W, Callejas C, Weber R K, et al, (2016), "The International Frontal Sinus Anatomy Classification (IFAC) and Classification of the Extent of Endoscopic Frontal Sinus Surgery (EFSS)", Int Forum Allergy Rhinol, 6 (7), pp. 677-696.