TUÂN THỦ QUY TRÌNH AN TOÀN PHẪU THUẬT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI KHOA PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THẨM MỸ VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG, NĂM 2020

Lê Thị Hằng1,, Phạm Ngọc Độ 2
1 Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Nghiên cứu “Tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật của nhân viên y tế tại khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, năm 2020” với mục tiêu mô tả thực trạng tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật của nhân viên y tế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng tại khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng của Bệnh viện Da liễu Trung ương, từ tháng 01/2020 – 9/2020 với 217 ca phẫu thuật bằng bảng kiểm đánh giá tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật. Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật chung là 62,7%. Tỷ lệ tuân thủ cao nhất ở giai đoạn trước khi gây mê/tê với 84,8%, thấp nhất là giai đoạn trước khi rạch da với 77,0%. Tỷ lệ tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật của nhóm bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ/kỹ thuật viên gây mê đều là 81,6%, nhóm điều dưỡng thấp hơn với 69,6%. Một số nội dung còn chưa thực hiện tốt, tỷ lệ tuân thủ chưa cao, như đánh giá nguy cơ mất máu ở giai đoạn trước khi gây mê/tê với 47,6%; dự kiến thời gian phẫu thuật và thực hiện hình ảnh chẩn đoán thiết yếu ở giai đoạn trước khi rạch da lần lượt 88,2% và 76,4%; dán nhãn mẫu bệnh phẩm đầy đủ ở giai đoạn trước khi người bệnh rời khỏi phòng phẫu thuật là 80,9%. Kết luận: Cần tăng cường kiểm tra và yêu cầu nhân viên y tế việc tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật, đặc biệt là đánh giá nguy cơ mất máu ở giai đoạn trước khi gây mê/tê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Bộ Y tế (2018), Quyết định 7482/QĐ-BYT ngày 18/12/2018 của Bộ Y tế ban hành kèm theo bộ tiêu chí chất lượng đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật.
3. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Thực trạng thực hiện bảng kiểm phẫu thuật trong thông tim can thiệp tại Viện tim mạch Việt Nam.
4. Ngô Thị Mai Hương và cộng sự (2017), Đánh giá kết quả thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại khoa gây mê hồi tỉnh Bệnh viện sản nhi tỉnh Quảng Ninh, Đề tài cơ sởBệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng NInh.
5. Huỳnh Thanh Phong (2018), Khảo sát việc thực hiện bảng kiểm an toàn người bệnh trong phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Nhân Dân 115 thành phố Hồ Chí Minh năm 2018, Trường Đại học Y tế công cộng.
6. Dominique McGinlay, Derick Moore và Aurel Mironescu (2015), "A prospective observational assessment of Surgical Safety Checklist use in Brasov Children's Hospital, barriers to implementation and methods to improve compliance", Romanian Journal of Anaesthesia and Intensive Care. 22(2), tr. 111-121.
7. WHO (2009), Cẩm nang thực hành Bảng kiểm An toàn Phẫu thuật WHO.