VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN NANG ỐNG MẬT CHỦ Ở TRẺ EM

Lê Thị Thanh Thảo1,, Nguyễn Cao Cương 2, Nghiêm Phương Thảo 2
1 Trung tâm Y Khoa Medic
2 Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm hình ảnh nang ống mật chủ (NOMC) ở trẻ em trên cộng hưởng từ (CHT) và đánh giá vai trò cộng hưởng từ trong chẩn đoán nang ống mật chủ ở trẻ em. Phương pháp: 43 bệnh nhân được chẩn đoán NOMC sau mổ và có siêu âm (SA), chụp CHT mật-tụy trước mổ tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố (BVNĐTP) từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 30 tháng 07 năm 2022. Hình ảnh CHT được so sánh với kết quả trong mổ. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Trong 43 bệnh nhân NOMC gồm 32 nữ và 11 nam,  tuổi trung bình 54,5 ± 42,7 tháng (1 tháng – 14 tuổi). Tỷ lệ nữ/nam là 2,9/1. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau bụng 79,1% và nôn ói 53,5%. Đặc điểm hình ảnh NOMC trên CHT: Thể loại nang (theo Todani) chỉ gặp loại I (79,1%) và loại IV (20,9%); Hình thái nang giãn dạng cầu 81,4%, dạng thoi (19,6%); Đường kính trung bình: 34,8 ± 25,8mm; Sỏi trong nang (37,2%); Giãn đường mật trong gan (39,5%). Kết quả CHT cho thấy có 7 trường hợp (16,3%) có bất thường kênh chung mật tụy (KCMT), 5 trường hợp (11,6%) có hẹp ống gan, 3 trường hợp (7%) có biến thể giải phẫu đường mật. Độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán bất thường KCMT lần lượt là 100%; 87,8%, trong chẩn đoán hẹp ống gan là 100%; 97,4%, trong chẩn đoán biến thể giải phẫu đường mật là 100%, 100%. Kết luận: CHT mật-tụy có giá trị cao trong phát hiện các bất thường KCMT, hẹp ống gan và các biến thể giải phẫu đường mật. CHT trước mổ nên được thực hiện ở các bệnh nhi NOMC.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gonzales K.D LH. Choledochal cyst. Pediatric Surgery. 2012:983-988.
2. Moslim MA, Takahashi H, Seifarth FG, al. e. Choledochal Cyst Disease in a Western Center: A 30-Year Experience. J Gastrointest Surg. Aug 2016;20(8):1453-63. doi:10.1007/s11605-016-3181-4
3. Makin E, Davenport M. Understanding choledochal malformation. Arch Dis Child. Jan 2012;97(1):69-72. doi:10.1136/adc.2010.195974
4. Huỳnh Giới. Kết quả phẫu thuật nội soi cắt nang ống mật chủ ở trẻ em dựa trên chẩn đoán hình ảnh cộng hưởng từ mật-tụy. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2013.
5. Liem NT, Pham HD, Dung le A, Son TN, Vu HM. Early and intermediate outcomes of laparoscopic surgery for choledochal cysts with 400 patients. J Laparoendosc Adv Surg Tech A. Jul-Aug 2012;22(6):599-603. doi:10.1089/ lap.2012.0018
6. Nguyễn Thị Ngọc Nga, Võ Tấn Đức, Nguyễn Thị Phương Loan. Đặc điểm hình ảnh nang ống mật chủ ở trẻ em trên siêu âm và cộng hưởng từ. Y học TP Hồ Chí Minh. 2019;23(1)
7. Lee HC, Yeung CY, Chang PY, Sheu JC, Wang NL. Dilatation of the biliary tree in children: sonographic diagnosis and its clinical significance. Journal of ultrasound in medicine: official journal of the American Institute of Ultrasound in Medicine. Mar 2000;19(3):177-82; quiz 183-4. doi:10.7863/jum.2000.19.3.177
8. Trương Nguyễn Uy Linh. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý nang ống mật chủ và đánh giá kết quả cắt nang triệt để ở trẻ em. Luận án Tiến sĩ y học. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2008.
9. Huang CT, Lee HC, Chen WT, Jiang CB, Shih SL, Yeung CY. Usefulness of magnetic resonance cholangiopancreatography in pancreatobiliary abnormalities in pediatric patients. Pediatr Neonatol. Dec 2012;52(6):332-6. doi:10.1016/j.pedneo.2011.08.006
10. Saito T. Use of preoperative, 3-dimensional magnetic resonance cholangiopancreatography in pediatric choledochal cysts. Surgery. Apr 2011; 149(4):569-75. doi:10.1016/j.surg.2010.11.004