NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Đặng Quốc Ái 1,2,, Hà Thị Thúy Hằng 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh Viện E
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn ổ bụng là bệnh lý cấp tính phổ biến trong cấp cứu ngoại khoa tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng gia tăng gây thất bại cho cho việc điều trị, tăng nguy cơ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, cần thiết phải có những khảo sát vi sinh để giúp các bác sĩ định hướng trong việc sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Đây là một nghiên cứu hồi cứu, được tiến hành bằng cách thu thập và phân tích bệnh án của những bệnh nhân nhiễm khuẩn ổ bụng có nuôi cấy định danh vi khuẩn tại khoa Ngoại Tổng Hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 11 năm 2022. Kết quả: Bệnh lý nhiễm khuẩn ổ bụng chính trong nghiên cứu là nhiễm khuẩn đường mật chiếm 77,27%, các vi khuẩn Gram âm tiết men β-lactamase phổ rộng (ESBL) chiếm tỉ lệ cao: Escherichia coli là 63.16%, Klebsiella spp. là 26.31%. Ba chủng vi khuẩn gây bệnh chính trong nhiễm khuẩn ổ bụng là Escherichia coli, Klebsiella và Enterococcus spp. Escherichia coli đề kháng với ampicillin/sulbactam là 91,43% và ciprofloxacin là 73,68%. Klebsiella spp. có sự đề kháng cao với kháng sinh như ampicillin/sulbactam là 100%, ciprofloxacin là 77,78% và cefotaxime  là 75%. Kết luận: Tình hình vi khuẩn Gram âm tiết ESBL trên bệnh nhân nhiễm khuẩn ổ bụng rất đáng báo động, mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn Gram âm đối với nhóm kháng sinh penicillins, cephalosprin thế hệ 3, quinolon ngày càng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fredric MP, Philip SB. (2007). “Intra-abdominal infections”, Current Opinion in Critical Care, 13:440–449.
2. Pieracci FM, Barie PS. (2007). “Management of severe sepsis of abdominal origin”Scand J Surg, 96(3):184-96.
3. Mulier S, Penninckx F, Verwaest C. (2003). “Factors Affecting Mortality in Generalized Postoperative Peritonitis: Multivariate Analysis in 96 Patients”, World J Surg, 27(4):379-84.
4. Rimola A, García-Tsao G, Navasa M. et al (2000). “Diagnosis, treatment and prophylaxis of spontaneous bacterial peritonitis: a consensus document”, Journal of Hepatology, 32:142-153.
5. Nguyễn Văn Kính (2010). ”Phân tích thực trạng: Sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam”, nghiên cứu quốc gia Việt Nam GARP.
6. Hà Thị Thúy Hằng, Đặng Quốc Ái (2015). “Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”, tạp chí Y học thực hành
7. Mazuski JE, Tessier JM, May AK, et al (2017). “The Surgical Infection Society Revised Guidelines on the Management of Intra-Abdominal Infection”. Surg Infect (Larchmt); 18:1.
8. McHutchison JG, Runyon BA (1995). “Spontaneous bacterial peritonitis. In: Gastrointestinal and Hepatic Infections”, Surawicz CM, Owen RL (Eds), WB Saunders, Philadelphia. p.455.
9. Phạm Hùng Vân (2011). “Vi khuẩn Gram âm đề kháng kháng sinh thực trạng tại Việt Nam và các điểm mới về chuẩn mực biện luận đề kháng”, tạp chí y học Hồ Chí Minh , tr.138-148.
10. Võ Thái Dương, Đỗ Hoàng Long, Nguyễn Thị Diệu Hiền (2022). “Khảo sát vi khuẩn Escherichia Coli sinh enzyme β Lactamase phổ rộng phân lập tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ”, Tạp chí Y Học Việt Nam, 9(2), tr: 87-91.