THAY ĐỔI THỂ TÍCH LÁCH SAU NÚT TĨNH MẠCH CỬA VÀ TĨNH MẠCH GAN LÀM PHÌ ĐẠI GAN Ở CÁC BỆNH NHÂN UNG THƯ TẾ BÀO GAN

Lê Thanh Dũng 1,2,3,, Thân Văn Sỹ 1,2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thay đổi về thể tích lách sau khi nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan (LVD) với mục đích làm phì đại gan ở các bệnh nhân ung thu biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 32 bệnh nhân bị ung thư tế bào gan (26 nam và 6 nữ, tuổi trung vị là 55,5) đã được được thực hiện LVD nhằm tăng thể tích gan từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 1 năm 2023. Một bệnh nhân nữ bị loại khỏi nghiên cứu do được nút bán phần động mạch lách trước LVD để điều trị hạ tiểu cầu do cường lách. Như vậy có 31 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Thể tích gan và lách được đo bằng cắt lớp vi tính (CT) trước và sau can thiệp LVD trong vòng 1 – 3 tháng. Kết quả: 31 bệnh nhân đều có tăng thể tích lách trên CT sau LVD, khác biệt có ý nghĩa thống kê (giá trị trung vị sau LVD là 223,3 so với 185,7 ml trước can thiệp, p < 0,001). Thể tích lách tăng trung bình 21,5% trong vòng 3 tháng sau LVD. Không xảy ra biến chứng liên quan đến thủ thuật LVD. %FLR trước và sau LVD lần lượt là 29,41% (tứ phân vị (IQR) là 7,61) và 48,93% (IQR là 8,62) (p < 0,001). Mức độ phì đại, tốc độ phì đại gan lần lượt là 14,86% (IQR là 8,43), và 16,8 %/tuần (khoảng tứ phân vị là 20,5). Kết luận: Tăng thể tích lách sau LVD là một hiện tượng phổ biến trên CT và không gây ra triệu chứng lâm sàng. Những thay đổi này nên được nhìn nhận là những biến đổi mang tính sinh lý sau can thiệp hơn là những bệnh lý để tránh những đánh giá không cần thiết đối với hiện tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Laurent C, Fernandez B, Marichez A, Adam J-P, Papadopoulos P, Lapuyade B, et al. Radiological simultaneous portohepatic vein embolization (RASPE) before major hepatectomy: a better way to optimize liver hypertrophy compared to portal vein embolization. Ann Surg. LWW; 2020;272:199–205.
2. Guiu B, Quenet F, Panaro F, Piron L, Cassinotto C, Herrerro A, et al. Liver venous deprivation versus portal vein embolization before major hepatectomy: future liver remnant volumetric and functional changes. Hepatobiliary Surg Nutr. AME Publications; 2020;9:564.
3. Chen T-Y, Chen C-L, Huang T-L, Tsang LL, Wang C-C, Liu Y-W, et al. Spleen volume and platelet count changes among donors after living donor liver transplantation. Hepatogastroenterology. 2008;55:1211–5.
4. Kamel IR, Erbay N, Warmbrand G, Kruskal JB, Pomfret EA, Raptopoulos V. Liver regeneration after living adult right lobe transplantation. Abdom Imaging. Springer; 2003;28:0053–7.
5. Ando H, Nagino M, Arai T, Nishio H, Nimura Y. Changes in splenic volume during liver regeneration. World J Surg. Springer; 2004; 28:977–81.
6. Niiya T, Murakami M, Aoki T, Murai N, Shimizu Y, Kusano M. Immediate increase of portal pressure, reflecting sinusoidal shear stress, induced liver regeneration after partial hepatectomy. J Hepatobiliary Pancreat Surg. Springer; 1999;6:275–80.
7. Paprottka PM, Schmidt GP, Trumm CG, Hoffmann RT, Reiser MF, Jakobs TF. Changes in normal liver and spleen volume after radioembolization with 90 Y-resin microspheres in metastatic breast cancer patients: findings and clinical significance. Cardiovasc Intervent Radiol. Springer; 2011;34:964–72.
8. Sun J-H, Zhang Y-L, Nie C-H, Li J, Zhou T-Y, Zhou G-H, et al. Effects of liver cirrhosis on portal vein embolization prior to right hepatectomy in patients with primary liver cancer. Oncol Lett. Spandidos Publications; 2018; 15:1411–6.