ĐẶC ĐIỂM CHÂN RĂNG CỦA RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI TRÊN CONEBEAM CT TRONG ĐIỀU TRỊ NHA KHOA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ xuất hiện răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân, răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân ở người Việt Nam khảo sát trên phim ConeBeam CT. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 166 bệnh nhân chụp phim CBCT theo chỉ định của bác sĩ tại Trung tâm CT nha khoa Nguyễn Trãi, Thành Phố Hồ Chí Minh, trong thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016. Phim CBCT được chụp bằng máy chụp phim Picasso Trio (Ewoo Vatech, Korea) với các điều kiện và tư thế chuẩn của bệnh nhân cho chụp phim. Hình ảnh CBCT thu thập từ trung tâm CT đạt tiêu chuẩn chọn mẫu được quan sát trên máy tính màn hình phẳng 14 inches, độ phân giải 1366 x 768 pixel với phần mềm EzImplant CD viewer. Ghi nhận vị trí răng (răng 36 và răng 46), sự xuất hiện của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có hai chân, răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân ở mỗi cá thể. Xác định số lượng chân răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới bằng cách: trong mặt phẳng ngang (Axial), di chuyển các lát cắt trên thiết diện ngang của chân răng từ đường nối men xê-măng đến chóp. Quan sát số lượng chân răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo ba mặt phẳng. Kết quả: RCL thứ nhất hàm dưới có hai chân với tỉ lệ 83,7%. Tỉ lệ người có RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân là 16,3%. Sự xuất hiện của RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân có thể đối xứng hoặc không đối xứng. Không có sự khác biệt về giới, vị trí xuất hiện liên quan đến tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có ba chân. Kết luận: Tỉ lệ răng cối lớn thứ nhất hàm dưới trên ConeBeam CT có hai chân chiếm đa số
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chân răng, răng cối lớn thứ nhất hàm dưới, ConeBeam CT
Tài liệu tham khảo
2. de Pablo O. V., Estevez R., Peix Sanchez M., et al. (2010), "Root anatomy and canal configuration of the permanent mandibular first molar: a systematic review". J Endod, 36(12), 1919-1931.
3. Chen Y. C., Lee Y. Y., Pai S. F., et al. (2009), "The morphologic characteristics of the distolingual roots of mandibular first molars in a Taiwanese population". J Endod, 35(5), 643-645.
4. Curzon M. E. (1974), "Miscegenation and the prevalence of three-rooted mandibular first molars in the Baffin Eskimo". Community Dent Oral Epidemiol, 2(3), 130-131.
5. Gulabivala K., Opasanon A., Ng Y. L., et al. (2002), "Root and canal morphology of Thai mandibular molars". Int Endod J, 35(1), 56-62.
6. Schafer E., Breuer D. ,Janzen S. (2009), "The prevalence of three-rooted mandibular permanent first molars in a German population". J Endod, 35(2), 202-205.
7. Ishii Namiko, Sakuma Ayaka, Makino Yohsuke, et al. (2016), "Incidence of three-rooted mandibular first molars among contemporary Japanese individuals determined using multidetector computed tomography". Legal Medicine, 22, 9-12.
8. Serene T. P. ,Spolsky V. W. (1981), "Frequency of endodontic therapy in a dental school setting". J Endod, 7(8), 385-387.