ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG KHỚP TRÊN X-QUANG CỦA BỆNH NHI HEMOPHILIA TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Ngô Hoàng Lam Giang 1,, Nguyễn Minh Tuấn 2, Lâm Thị Mỹ 3
1 Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi Đồng 1
3 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm tổn thương khớp trên X-quang ở bệnh nhi hemophilia và mô tả tỉ lệ các yếu tố dịch tễ, tiền căn, lâm sàng của bệnh nhân hemophilia có tổn thương khớp và không có tổn thương khớp trên X-quang. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân hemophilia dưới 16 tuổi điều trị tại khoa Sốt xuất huyết – Huyết học Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2022. Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca, 42 bệnh nhân hemophilia có tổn thương khớp trên lâm sàng và/ hoặc siêu âm khớp được chụp x-quang khớp. Kết quả: Trong 42 bệnh nhân, tỉ lệ có tổn thương khớp là 64,2%. Trong 150 khớp được khảo sát, tỉ lệ khớp bị tổn thương là 51,3%. Vị trí khớp bị tổn thương thường gặp nhất là khớp gối 41,5%, sau đó là khớp cổ chân 38,9%. Tổn thương thường gặp nhất là loãng xương (52,4%), sau đó là phì đại đầu xương (35,7%). Tuổi nhập viện trung bình của nhóm có tổn thương khớp trên X-quang là 9,5 tuổi, cao hơn nhóm không tổn thương (7,4 tuổi). Số lần nhập viện trong 12 tháng qua vì xuất huyết khớp từ 4 đến 6 lần ở nhóm hemophilia có tổn thương khớp có khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm hemophilia không có tổn thương khớp. Tuổi lúc nhập viện và số lần nhập viện vì xuất huyết khớp có mối tương quan thuận với điểm Pettersson. Kết luận: Tỉ lệ tổn thương khớp ở 42 bệnh nhi mắc hemophilia dựa vào X-quang khớp là 64,2%. Các vị trí khớp bị tổn thương thường gặp là khớp gối 41,5% và khớp cổ chân 38,9%. Các loại tổn thương khớp thường gặp là loãng xương, kế là phì đại đầu xương. Tuổi lúc nhập viện và số lần nhập viện vì xuất huyết khớp có tương quan thuận với điểm Pettersson.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Thị Hồng Đào (2011) Khảo sát kháng đông lưu hành trên bệnh nhân hemophilia tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Y học - Huyết học và Truyền Máu,
2. Trần Thị Phương Túy, Nguyễn Văn Tránh, Nguyễn Văn Bông (2009) "Tìm hiểu đặc điểm cơ xương khớp ở bệnh nhân hemophilia điều trị tại trung tâm Huyết học truyền máu". Y học Việt Nam, 3 (2), pp. 108-114.
3. Trương Vũ Trung, Nguyễn Xuân Hùng, Bạch Quốc Khánh (2018) "Nghiên cứu đặc điểm tổn thương khớp trên phim x-quang thường quy và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hemophilia tại Viện Huyết học - Truyền máu trung ương năm 2016 - 2017". Y học Việt Nam, pp. 466:947- 953.
4. Chang C. Y., T. Y. Li, S. N. Cheng, et al. (2017) "Prevalence and severity by age and other clinical correlates of haemophilic arthropathy of the elbow, knee and ankle among Taiwanese patients with haemophilia". Haemophilia, 23 (2), pp. 284-291.
5. Chang C. Y., T. Y. Li, S. N. Cheng, et al. (2019) "Obesity and overweight in patients with hemophilia: Prevalence by age, clinical correlates, and impact on joint bleeding". J Chin Med Assoc, 82 (4), pp. 289-294.
6. Gupta S., K. Garg, J. Singh (2015) "Assessment of Musculoskeletal Function and its Correlation with Radiological Joint Score in Children with Hemophilia A". Indian J Pediatr, 82 (12), pp. 1101-6.
7. Pettersson H, Ahlberg A, Nilsson IM. A radiologic classification of hemophilic arthropathy. Clinical orthopaedics and related research. Jun 1980;(149):153-9.
8. World Federation of Hemophilia. Report on the Annual Global Survey 2019. 2019.