TỈ LỆ CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI GÃY XƯƠNG ĐỐT SỐNG MỚI CHẨN ĐOÁN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Cao Thanh Ngọc 1,, Phạm Hoàng Hải1
1 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình chẩn đoán loãng xương ở bệnh nhân cao tuổi gãy xương đốt sống (GXĐS) mới chẩn đoán và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 227 bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) tại khoa Nội cơ xương khớp, khoa Ngoại thần kinh, phòng khám Nội cơ xương khớp, phòng khám Ngoại thần kinh và phòng khám Lão khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 08 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023. Bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương đốt sống dựa vào phương pháp Genant bán định lượng trên X-quang cột sống ngực, thắt lưng tư thế thẳng - nghiêng và được thu thập các thông tin về nhân khẩu, bệnh sử, thăm khám lâm sàng. Khảo sát tình hình chẩn đoán loãng xương thông qua hồ sơ bệnh án, toa thuốc và hỏi bệnh sử bệnh nhân. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán loãng xương trước GXĐS là 14,10% (32/227 bệnh nhân) và sau khi GXĐS là 79,49% (155/195 bệnh nhân). Tỉ lệ người cao tuổi được chẩn đoán loãng xương ở nam giới thấp khi so với nữ giới với tỉ lệ lần lượt là 4,76% và 16,22% trước khi GXĐS; 70% và 87,74% sau khi GXĐS. Phân tích hồi quy logistic đa biến ghi nhận trình độ học vấn cấp 3 trở lên và tiền căn gãy xương ngoài đốt sống liên quan đến tăng khả năng được chẩn đoán loãng xương trước khi GXĐS ở người cao tuổi với chỉ số chênh lần lượt là OR = 6,05, p < 0,001 và OR = 5,07, p = 0,002. Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán loãng xương trước khi GXĐS còn thấp. Hơn nữa, vẫn còn tồn tại một số bệnh nhân không được xác lập chẩn đoán loãng xương sau khi GXĐS. Trình độ học vấn cấp 3 trở lên và tiền căn gãy xương ngoài đốt sống có liên quan đến tăng khả năng bệnh nhân được chẩn đoán loãng xương trước GXĐS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alexandru D, So W. Evaluation and management of vertebral compression fractures. Perm J. Fall 2012; 16(4):46-51.
2. Hoàng Văn Dũng, Phan Lệ Kim Chi, Phan Thị Thu Hằng, Trần Thị Trang. Đánh giá mật độ xương ở những bệnh nhân có gãy xương đốt sống điều trị tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng. Y học Việt Nam. Jul 2021; 502:126-131.
3. Bougioukli S, Κollia P, Koromila T, et al. Failure in diagnosis and under-treatment of osteoporosis in elderly patients with fragility fractures. J Bone Miner Metab. Mar 2019; 37(2): 327-335.
4. Camacho PM, Petak SM, Binkley N, et al. American Association Of Clinical Endocrinologists/ American College Of Endocrinology Clinical Practice Guidelines For The Diagnosis And Treatment Of Postmenopausal Osteoporosis-2020 Update. Endocr Pract. May 2020; 26(1):1-46.
5. LeBoff MS, Greenspan SL, Insogna KL, et al. The clinician's guide to prevention and treatment of osteoporosis. Osteoporos Int. Apr 28 2022.
6. Macías-Hernández SI, Degollado-Rodríguez MM, Maldonado-Sánchez H, et al. The yawning gap between osteoporosis diagnosis and treatment after a fragility fracture in Mexico. Arch Osteoporos. Apr 4 2021; 16(1):59.
7. Weaver J, Sajjan S, Lewiecki EM, Harris ST. Diagnosis and Treatment of Osteoporosis Before and After Fracture: A Side-by-Side Analysis of Commercially Insured and Medicare Advantage Osteoporosis Patients. J Manag Care Spec Pharm. Jul 2017; 23(7):735-744.
8. Wang L, Yu W, Yin X, et al. Prevalence of Osteoporosis and Fracture in China: The China Osteoporosis Prevalence Study. JAMA Netw Open. Aug 2 2021; 4(8):e2121106.