KHẢO SÁT THỰC TRẠNG PHÂN LẬP VI KHUẨN VÀ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM CỦA VI KHUẨN VỚI KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

Nguyễn Thị Thanh Hương 1,, Đỗ Bá Tùng 2
1 Đại học Dược Hà Nội
2 Bệnh viện Quận 2 TP.Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xác định được mức độ đề kháng của vi khuẩn gây bệnh tại bệnh viện giúp cho việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị được hiệu quả hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí kháng sinh tại bệnh viện, cho thấy sự cần thiết khảo sát thực trạng phân lập vi khuẩn và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh tại bệnh viện. Đối tượng và phương pháp: Các chủng vi khuẩn phân lập được tại bệnh viện Quận 2, TPHCM từ tháng 1-12/2020, sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: Phân lập được 14 chủng vi khuẩn Gr (-) và 8 chủng vi khuẩn Gr (+) từ 653 mẫu của chủ yếu 06 khoa lâm sàng, trong đó E.Coli 22,2%; Staphylococcus aureus 20,8%; Acinetobacter spp 12,3%. E.Coli kháng các kháng sinh ampicillin (100%); nalidixic acid (91,5%); Bactrim (92,7%); cefuroxim (75%); cefotaxime và ceftriaxone (72%), ciprofloxacin (72,7%). Acinetobacter spp đã kháng cao một số kháng sinh cefalosporin thế hệ 3 và 4; imipenem (70,9%); gentamycin (75%). Staphylococcus aureus kháng cao với hầu hết các kháng sinh: penicillin (100%); erythromycin (93,4%); clindamycin (92,9%); azithromycin (91,9%); Bactrim (87,3%). Kết luận: Các vi khuẩn thường gặp tại bệnh viện phân lập được gồm: E.Coli, Staphylococcus aureus, Acinetobacter spp. Các vi khuẩn phân lập được đã kháng với nhiều kháng sinh thường dùng với tỷ lệ khác nhau. Vi khuẩn Gr (-) Acinetobacter đã kháng imipenem với tỷ lệ cao. Xuất hiện chủng vi khuẩn Gr (+) kháng vancomycin, linezolid.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), Chương trình hợp tác phòng chống kháng kháng sinh tại Việt Nam giai đoạn 2021-2023, https://moh.gov.vn/.
2. Bộ Y tế (2020), Quyết định 5631/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 về việc ban hành tài liệu ‘Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”
3. Tăng Xuân Hải và cs (2022), “Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại bệnh viện sản nhi Nghệ An năm 2021”, Tạp chí Y học Việt Nam tập 512- tháng 3 – số 1/2022, trang 181 -187
4. Trần Thị Luân (2020), “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Quận 2, TPHCM năm 2019”, Luận văn dược sĩ chuyên khoa 1, Trường Đại học Dược Hà Nội
5. Phạm Hồng Nhung, Đào Xuân Cơ, Bùi Thị Hảo (2017), "Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các trực khuẩn Gram âm phân lập tại Khoa điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí nghiên cứu y học 109 (4). 2017.
6. Đặng thị Soa và cs (2022), “Tổng quan về tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gây bệnh trên lâm sàng tại Việt Nam từ 2017-2022”, Tạp chí Y học Việt Nam tập 519 – tháng 10- số 1/2022, trang 309-313
7. Quế Anh Trâm, Lê Nguyễn Minh Hoa, Trần Anh Đào (2021), “Nghiên cứu sự kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu phân lập được tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An”, Tạp chí Y học lâm sàng số 71/2021, trang 109-115
8. Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Bé Hai, Lương Quốc Bình (2022), “Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn được phân lập tại bệnh viện Trường đại học y dược Cần Thơ năm 2021”, Tạp chí Y Dược Cần Thơ – số 47/2022, trang 73-79
9. CDC: Vietnam Tracks Multi-Drug Resistance Bacteria. May 2018
10. World Health Organization: Antimicrobial Resistance 2019