NGHIÊN CỨU MẤT ĐOẠN AZF VÀ NỒNG ĐỘ HORMONE SINH DỤC Ở BỆNH NHÂN THIỂU TINH VÀ VÔ TINH

Nguyễn Thanh Tùng 1,
1 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mất đoạn AZF trên nhiễm sắc thể Y là nguyên nhân gây vô sinh quan trọng ở nam giới. Mối liên quan giữa mất đoạn AZF với nồng độ hormone sinh sản và các đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh nam là vấn đề cần được làm sáng tỏ. Mục tiêu: khảo sát mất đoạn AZF trên nhiễm sắc thể Y, nồng độ các hormone sinh dục và mối liên quan giữa mất đoạn AZF với một số đặc điểm lâm sàng và nồng độ các hormone sinh dục ở bệnh nhân thiểu tinh và vô tinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: chúng tôi nghiên cứu mất đoạn AZF trên nhiễm sắc thể Y, nồng độ các hormone sinh sản và mối liên quan giữa mất đoạn AZF với một số đặc điểm lâm sàng và nồng độ hormone sinh dục ở 161 bệnh nhân thiểu tinh và vô tinh. Kết quả: mất đoạn AZF gặp ở 15 bệnh nhân (chiếm 9,3%), trong đó mất đoạn AZFc hay gặp nhất. Nồng độ FSH, LH và testosterone trung bình lần lượt là: 16,6 ± 7,4 IU/l; 8,9 ± 4,5 IU/l và 6 ± 2,4 ng/ml. Không có sự khác biệt giữa nhóm có đứt đoạn AZF và không có đứt đoạn AZF về thể tích tinh dịch, thể tích tinh hoàn, nồng độ các hormone FSH, LH và testosterone. Kết luận: Mất đoạn AZF gặp ở 9,3% bệnh nhân thiểu tinh và vô tinh. Không có mối liên quan giữa mất đoạn AZF và nồng độ các hormone FSH, LH và testosterone.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Phương Mai. Tình hình điều trị vô sinh bằng kỹ thuật cao. Hội thảo: Tình hình điều trị vô sinh và thụ tinh trong ống nghiệm 2011, Bộ y tế và UNPA, Đà nẵng.
2. Foresta C, Moro E, Ferlin A: Y chromosome microdeletions and alterations of spermatogenesis. Endocr Rev 2001, 22(2):226-239.
3. WHO: WHO laboratory manual for the examination and processing of human semen. 2010, 5th edition.
4. Maurer B, Simoni M: Y chromosome microdeletion screening in infertile men. J Endocrinol Invest 2000, 23(10):664-670.
5. Ferlin A, Arredi B, Speltra E, Cazzadore C, Selice R, Garolla A, Lenzi A, Foresta C: Molecular and clinical characterization of Y chromosome microdeletions in infertile men: a 10-year experience in Italy. J Clin Endocrinol Metab 2007, 92(3):762-770.
6. Simoni M, Bakker E, Eurlings MC, Matthijs G, Moro E, Muller CR, Vogt PH: Laboratory guidelines for molecular diagnosis of Y-chromosomal microdeletions. Int J Androl 1999, 22(5):292-299.
7. Thangaraj K, Gupta NJ, Pavani K, Reddy AG, Subramainan S, Rani DS, Ghosh B, Chakravarty B, Singh L: Y chromosome deletions in azoospermic men in India. J Androl 2003, 24(4):588-597.
8. Foresta C, Moro E, Ferlin A: Prognostic value of Y deletion analysis. The role of current methods. Hum Reprod 2001, 16(8):1543-1547.