MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ PLGF, SFLT-1 VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHỈ SỐ HÓA SINH Ở THAI PHỤ CÓ NGUY CƠ TIỀN SẢN GIẬT QUÝ 1 THAI KỲ

Lê Thị Hương Lan 1,, Lê Thị Minh Hiền 2
1 Bệnh viện trung ương Thái nguyên
2 Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ PlGF, sFlt-1và tỷ số sFlt-1/PlGF với một số đặc điểm lâm sàng và chỉ số hóa sinh ở thai phụ có nguy cơ tiền sản giật quý 1thai kỳ tại Thái Nguyên. Nghiên cứu được thực hiện trên 201 thai phụ có yếu tố nguy cơ tiền sản giật và 200 thai phụ bình thường ở tuổi thai quý 1 thai kỳ có tuổi thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ PlGF, sFlt-1, tỷ số sFlt-1/PlGF liên quan ít với tuổi nhiều hơn liên quan với huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. Nồng độ PlGF, sFlt-1 ở thai phụ có nguy cơ tiền sản giật ít liên quan với các chỉ số hóa sinh cũng như một vài đặc điểm lâm sàng khác giai đoạn quý 1 thai kỳ. Nồng độ PlGF, sFlt-1 và đặc biệt là tỷ số sFlt-1/PlGF có thể giúp chẩn đoán sớm tiền sản giật từ trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng: theo đường cong ROC, diện tích dưới đường cong (AUC) của PlGF trong sàng lọc tiền sản giật là 0,717 với p < 0,001; của sFlt-1/PlGF trong sàng lọc tiền sản giật là 0,778 với p < 0,001, đặc biệt là PLGF với độ nhạy, độ đặc hiệu của tỷ số sFlt-1/PlGF tương ứng là 79,1% và 67,5%, khi xem xét từng chỉ số thì PLGF có độ nhạy 60,1% và độ đặc hiệu lên đến 71,1%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hướng dẫn sàng lọc tiền sản giật 1911/QĐ-BYT Bộ Y tế ra ngày 19/4/2022
2. Nguyễn Chính Nghĩa, Phạm Thiện Ngọc, Nguyễn Quốc Tuấn (2011). “Nghiên cứu nồng độ yếu tố tân tạo mạch máu PLGF và yếu tố kháng tân tạo mạch máu SFLt-1 trong huyết thanh thai phụ có nguy cơ tiền sản giật, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 384, tháng 8/2021 tr: 99-104.
3. Akolekar R, Syngelaki A, Sarquis R, Zvanca M, Nicolaides KH (2011). Prediction of early, intermediate and late pre-eclampsia from maternal factors, biophysical and biochemical markers at 11-13 weeks. Prenat Diagn. 2011 Jan; 31(1), 66-74
4. Lim JH, Kim SY, Park SY, Yang JH, Kim MY, Ryu HM (2008). Effective prediction of preeclampsia by a combined ratio of angiogenesis-related factors. Obstet Gynecol 2008;111(6):1403–9.
5. Levine RJ, Maynard SE, Qian C, Lim KH, England LJ, Yu KF, Schisterman EF, Thadhani R, Sachs BP, Epstein FH, Sibai BM, Sukhatme VP, Karumanchi SA (2004). Circulating angiogenic factors and the risk of preeclampsia. N Engl J Med 2004;350(7):672–83.
6. De Vivo A, Baviera G, Giordano D (2008) Endoglin, PlGF and sFlt-1 as markers for predicting pre-eclampsia. Acta Obstet Gynecol;87:837-842
7. Sunderji S, Gaziano E, Wothe D, Rogers LC, Sibai B, Karumanchi SA, Hodges-Savola C (2010). Automated assays for sVEGF R1 and PlGF as an aid in the diagnosis of preterm preeclampsia: a prospective clinical study. Am J Obstet Gynecol 2010;202(1):40–7.
8. Stefan V, Alberto G, Dietmar S, Harald Z, Ignacio H, Manfred G, Juliane P, Joachim W, Barbara D, Holger S (2010), An automated method for the determination of the sFlt-1/PlGF ratio in the assessment of preeclampsia, 2/2010 American Journal of Obstetrics & Gynecology 161.e11