NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN SỚM ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175

Huỳnh Thị Thanh Giang 1, Nguyễn Hồng Hoa 2,, Nguyễn Minh Tân1, Nguyễn Văn Hữu 1, Nguyễn Thị Thắm 1, Tống Vân Anh 1, Nguyễn Thị Dung 1, Nguyễn Tiến Dũng 1, Nguyễn Thị Huyền Trang 1, Trịnh Hồng Hạnh 1, Ngô Đăng Hưởng 1, Lê Thanh Thượng 1, Nguyễn Thị Yến 1
1 Bệnh viện Quân Y 175
2 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm bệnh nhân ung thư vú giai đoạn điều trị nội tiết đến khám tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Quân Y 175. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả loạt ca khảo sát 105 người bệnh mắc ung thư vú giai đoạn sớm được điều trị nội tiết tại bệnh viện quân Y 175 từ 01/12/2021 đến 30/05/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 54,8 ± 10,4 tuổi. Phân loại mô bệnh học theo Grad nhóm II chiếm 80% và nhóm I 17,1%. Nhóm III chỉ 2,9%. HER-2 dương tính chiếm 13,3%. Giai đoạn ung thư vú phổ biến nhất là IIA chiếm 61,9%. Trong đó giai đoạn từ IIB (8,6%) và IIIA (2,9%). Kết quả giải phẫu bệnh trong chủ yếu là Carcinoma OTV chiếm 82,9% và Carcinoma tuyến vú chiếm 10,4%. Người bệnh được hóa trị trước điều trị nội tiết 77,1%. Người bệnh có xạ trị chiếm 70,5%. Các thuốc nội tiết đã sử dụng trong đó Tamoxifen (50,5%) và Ais (49,5%) Sử dụng thuốc ức chế buồng trứng nội khoa 25,7%. Thời gian sử dụng thuốc nội tiết trung bình 32,5 ± 22,5 tháng. Kết luận: Điều trị nội tiết bổ trợ làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát ung thư vú, tăng khả năng điều trị khỏi, tuy nhiên phải xem xét tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe hệ xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fahad Ullah, M., Breast Cancer: Current Perspectives on the Disease Status. Adv Exp Med Biol, 2019. 1152: p. 51-64.
2. Muhammad, A., et al., Postmenopausal osteoporosis and breast cancer: The biochemical links and beneficial effects of functional foods. Biomed Pharmacother, 2018. 107: p. 571-582.
3. Welch, H.G., et al., Breast-Cancer Tumor Size, Overdiagnosis, and Mammography Screening Effectiveness. N Engl J Med, 2016. 375(15): p. 1438-1447.
4. Nguyễn Thị Mai Lan, Nghiên cứu tỉ lệ mắc mới ung thư vú ở phụ nữ Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016. 2020, Trường đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
5. Bailey, S. and J. Lin, The association of osteoporosis knowledge and beliefs with preventive behaviors in postmenopausal breast cancer survivors. BMC Womens Health, 2021. 21(1): p. 297.
6. Đặng Công Thuận, Nghiên cứu các đặc điểm chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh và tình trạng thụ thể nội tiết bệnh ung thư vú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Tạp chí Phụ sản, 2012. 10(3): p. 250-257.
7. Tống Thị Mỹ Phụng, et al., Nghiên cứu đặc điểm các trường hợp u vú được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021. 503(1).
8. Embaye KS, et al., Distribution of breast lesions diagnosed by cytology examination in symptomatic patients at Eritrean National Health Laboratory, Asmara, Eritrea: a retrospective study. BMC Womens Health, 2020. 20(1): p. 250.