ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học (DTH), lâm sàng (LS), cận lâm sàng (CLS) bệnh viêm túi thừa đại tràng (VTTĐT). 2. Tỷ lệ mắc bệnh VTTĐT phải, VTTĐT trái, VTTĐT phải và ĐT trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (NC): + Đối tượng NC: Bệnh nhân (BN), không phân biệt tuổi giới, được chẩn đoán VTTĐT, được điều trị tại khoa phẫu thuật cấp cứu bụng, BV Việt Đức. + Phương pháp NC: Mô tả hồi cứu. + Thời gian: 1/2008-12/2013. Kết quả NC: Có 81 BN, Nam 49 BN (60,5%), nữ 32 BN (39,5%), Tuổi TB 45.14±18,5 T (16-93T). Thành thị 65,4%, nông thôn 34,6%, Trí thức 48,2%, nông dân 18,5%, nghề khác 33.3%. Triệu chứng (TC) 77,8% đau HCP, đau HCT 9,9%, đau khắp bụng 3,7%; Không TC 51,9 %,45,7% phản ứng thành bụng (PUTB), 1,2% cảm ứng phúc mạc (CUPM), 1,2% co cứng thành bụng (CCTB). Không sốt 49,4%. Sốt ≤ 38º 32,1%; Sốt > 38º 18,5%. Số BC TB 12,830 ± 3790/mm3 (6730-23720/mm3). 68/81 BN chụp CLVT; 85,3% có túi thừa. Phân bố: Túi thừa ĐT phải 77,89%, ĐT trái 12,3%,ĐT phải và trái 9,9%.Biến chứng (BC) viêm túi thừa 22,2%. Phẫu thuật(PT) 51,9%, điều trị nội 48,1%. Kết luận: NC 81 BN chẩn đoán VTTĐT, được điều trị tại BV Việt Đức, chúng tôi kết luận: - Các đặc điểm dịch tễ học: +Tuổi TB mắc VTTĐT 45,14±18,5 T (16- 93 T), Nhóm < 40 T tỷ lệ mắc cao nhất 49,3%, nhóm > 80 T tỷ lệ mắc thấp 2,5%. Tuổi TB nhóm VTTĐT phải 39,62±15,14 T; VTTĐTtrái 70,9±16,78 T. + Giới: Nam 60,5%, Nữ 39,5%. + Địa dư: Thành thị 65,4%, Nông thôn 34,6%. + Nghề: Trí thức 48,2%, nông dân 18,5%, khác 33,3%. - Các đặc điểm về triệu chứng LS và xét nghiệm CLS: +Đặc điểm LS: ++ Vị trí đau bụng: 100% BN đau bụng; đau HCP 77,8%, HSP 8,6%,HCT 9,9%, HST 1,2%,hạ vị 7,4%, thượng vị 2,5%, khắp bụng 3,7%. ++Tính chất đau bụng: VTTĐ phải: Đau âm ỉ; VTTĐ trái đau âm ỉ + trội thành cơn (P< 0,01). ++Thời gian đau: Thời gian đau TB VTTĐT phải 2,33±1,92 ngày, VTTĐT trái 3,60±2,17 ngày (P=0,049). ++ Sốt: 50,6% BN sốt, Tº TB 38,06±0,6ºC, Nhóm VTTĐT phải Tº TB 37,93±0,52º, VTTĐ trái Tº TB 3,6±2,17 (P=0,004). + Đặc điểm CLS: ++Bạch cầu (BC) tăng 76,6% BN, BC TB: 12,800±3790/mm3. ++ CLVT có giá trị chẩn đoán xác định bệnh cao 85,3%. + Đặc điểm phân bố vị trí VTTĐT: +Tỷ lệ mắc VTTĐT phải 77,8%: Manh tràng (MT): 54,3%, ĐT lên 19,8%,MT và ĐT lên 3,7%. +Tỷ lệ VTTĐT trái 12,3%: ĐT xuống 1,2%, ĐT xích ma 11,1%. +Tỷ lệ VTTĐT phải - trái 9,9%. +Tỷ lệ biến chứng: 18 BN (22,2%): Biến chứng do VTTĐT phải 50,0% (9 BN), VTTĐT trái 7 BN (38,8%), VTTĐT phải và trái 11,2% (2 BN). + Đặc điểm tỷ lệ mắc theo độ tuổi: ++ VTTĐT phải: Tuổi mắc trẻ (16T), nhóm tuổi mắc cao nhất là 21-40 (52,4%), giảm dần ở nhóm 41-60 T (28,6%) và 61-80 T (12,75%) Không BN mắc VTTĐT phải >80 T. ++Viêm TTĐT trái tỷ lệ mắc tăng theo tuổi, lứa tuổi 61-80 T tỷ lệ mắc 60,0%; > 80 T 20,0%. ++ Nhóm VTTĐT phải - trái: Tỷ lệ mắc nhóm 61-80 là 50,0%, Nhóm >80 T không có BN mắc. +Kết quả điều trị: ++Mổ 51,9%, điều trị nôi 48,1%. ++Mổ cấp cứu: 85,7%, phiên 14,3%.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Thái Nguyên Hưng: Đánh giá kết quả điều trị nội khoa bệnh lý túi thừa đại tràng. Y học thực hành 1140 (7),2020:114-117
3. Lê Huy Lưu, Nguyễn Văn Hải: Viêm túi thừa đại tràng. NXB Thanh niên. 2018:147-158.
4. Đặng Thị Hoài Thu: Một số nhận xét về dặc điểm lâm sàng và kết quả sớm điều trị phẫu thuật bệnh viêm túi thừa đại tràng từ 2001-2008. Khoa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa 2003-2009. Hà Nội 2009.
5. Beranbaun SL: Diverticular disease of the right colon.From Greenbaun EI (ed):Radiographic Atlas of colon disease, pp125-143.Chicago,Year Book Medical Publishers,1980.
6. Burkitt. DP, Walker ARP, Painter NS: Effect of diatery fibre on stool and transit times and its role in the causation of disease.Lancet 1972;2:1408-1412.
7. Chiu PW et al: Conservative approach í feasible in the management of acute diverticulitis of the right colon. ANZ J Surg,2001.71(11):634-6.
8. Cho. KC (1990): Sigmoid diverticulitis: Diagnosis role of CT comparation with Barium anema.Radiology 176 (1).111-5.
9. Gouge TH, Coppa GF: Management of diverticulis of ascending colon.Am J Surg 1983;145: 387-391.
10. Kovalsik PJ, Sustarsic DL: Cecal Diverticulitis.Am.Surg 1981;47:72-73.
11. Potier. F: Diverticulite et appendicite.Bull.Mem.SocAnat (Paris) 1912; 87: 29-31.