KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHỤ SINH CON ≥ 4000G TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm thai kỳ của các sản phụ sinh con ³ 4000 gram tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định theo các yếu tố: dịch tễ học, đặc điểm dinh dưỡng và tăng cân trong thai kỳ, bệnh lý trong thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca khảo sát 122 Sản phụ sinh con ³ 4000 gram tại khoa sản bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 08/2021 đến tháng 4/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của sản phụ 31,01± 0,62. Đái tháo đường thai kỳ có ở 72,2% số sản phụ và béo phì 58,2%. Trong đó sản phụ kiểm soát đường huyết không tốt chiếm tỷ lệ 87,6% và tăng cân quá mức 75,4%. Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh là 4144,26 ± 203,8 gram, nặng nhất 4900 gram. Kết cục thai kỳ của các sản phụ sinh con to: sinh mổ chiếm tỷ lệ 65,6%, băng huyết sau sinh chiếm tỷ lệ 7,4%, trẻ sơ sinh có Apgar dưới 7 điểm chiếm tỷ lệ 16,4%, trẻ cần hồi sức sơ sinh chiếm tỷ lệ 16,4%. Kết luận: Các sản phụ có yếu tố thừa cân béo phì trước mang thai, đái tháo đường thai kỳ và tăng cân quá mức trong thai kỳ nên được cảnh báo về nguy cơ sinh con to.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cân nặng thai nhi, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật
Tài liệu tham khảo
2. Mai Trọng Dũng and Lê Hoài Chương, Phân tích tình hình đẻ thai to tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong năm 2012. Tạp chí Phụ sản, 2013. 11(2): p. 54-57.
3. Trần Thị Hoàn, et al., Nghiên cứu tình hình trẻ sơ sinh thừa cân tại khoa phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế. Tạp chí Phụ sản, 2017. 15(3): p. 114 - 118.
4. Said, A.S. and K.P. Manji, Risk factors and outcomes of fetal macrosomia in a tertiary centre in Tanzania: a case-control study. BMC Pregnancy and Childbirth, 2016. 16(1): p. 243.
5. Mohammadbeigi, A., et al., Fetal macrosomia: risk factors, maternal, and perinatal outcome. Ann Med Health Sci Res, 2013. 3(4): p. 546-50.
6. Nguyễn Ngọc Anh, Các yếu tố nguy cơ sinh con to ≥ 4000 g tại bệnh viện Từ Dũ, ed. anh. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược Tp. HCM. 2020.
7. He, X.-J., et al., Is gestational diabetes mellitus an independent risk factor for macrosomia: a meta-analysis? Archives of Gynecology and Obstetrics, 2015. 291(4): p. 729-735.
8. Rossi, A.C., P. Mullin, and F. Prefumo, Prevention, management, and outcomes of macrosomia: a systematic review of literature and meta-analysis. Obstet Gynecol Surv, 2013. 68(10): p. 702-9.