NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG DUNG NẠP VỚI GẮNG SỨC Ở CÁC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN TÂM ĐỒ GẮNG SỨC THẢM CHẠY

Nguyễn Thị Thu Hoài 1,2,, Phan Đình Phong 1,3, Phạm Mạnh Hùng 1,3
1 Bệnh Viện Bạch Mai
2 Đại Học Y Dược, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
3 Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh khả năng dung nạp với gắng sức ở các bệnh nhân đái tháo đường type 2 với khả năng dung nạp với gắng sức của người bình thường bằng phương pháp điện tâm đồ gắng sức thảm chạy và nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ đường máu tĩnh mạch lúc đói với khả năng dung nạp với gắng sức ở các bệnh nhân đái tháo đường type 2. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu hồi cứu trên 42 bệnh nhân đái tháo đường type 2 và nhóm chứng gồm 42 người không có đái tháo đường, cùng tuổi, cùng giới được chỉ định làm nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ với thảm chạy từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2018. Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều không có các bằng chứng về bệnh lý tim mạch sau khi được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm thăm dò chức năng tim mạch. Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ với thảm chạy được thực hiện theo quy trình Bruce sửa đổi. Kết quả: Các bệnh nhân đái tháo đường có tuổi trung bình 57 ± 21 (36-78 tuổi), nam 28 bệnh nhân (66,7%), nữ 14 bệnh nhân (33,3%). Các bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tần số tim lúc nghỉ cao hơn (84,2±16,7 so với 71,3±12,5 chu kỳ/phút, p<0,05), vòng bụng trung bình lớn hơn (93,4 ±10,2 so với 81,3 ± 9,7 cm, p<0,05), chỉ số khối cơ thể trung bình lớn hơn (25,6 ± 2,1 so với 20,5 ± 1,2 kg/m2, p<0,05), tỷ lệ rối loạn lipid máu cao hơn (66,7% so với 26,2%, p<0,01), tỷ lệ tiền sử gia đình có bệnh ĐMV sớm cao hơn (11,9% so với 2,4%, p<0,05), nồng độ đường máu tĩnh mạch lúc đói cao hơn so với nhóm chứng (8,8 ± 2,3 so với 4,7 ± 1,2, p<0,05). Về khả năng dung nạp với gắng sức, các bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thời gian gắng sức ngắn hơn (612,4 ± 187,1 so với 813,4 ± 213,2 giây, p<0,01), tỷ lệ % đạt 85% tần số tim lý thuyết tối đa thấp hơn (76,2% so với 95,2%, p<0,01), khả năng gắng sức tối đa thấp hơn (6,5 ± 1,1 so với 8,9 ± 2,7, p<0,05), mức tiêu thụ oxy tối đa thấp hơn (31,5 ± 10,1 so với 45,2 ± 11,3 ml/kg/ph, p<0,01) và có tỷ lệ % đáp ứng kém về nhịp tim cao hơn (23,8% so với 4,8%, p<0,01). Ở các bệnh nhân đái tháo đường type 2, có mối tương quan tuyến tính nghịch mức độ vừa giữa đường máu tĩnh mạch lúc đói và thời gian gắng sức (r = -0,49, p = 0,02), khả năng gắng sức tối đa (r =-0,52, p = 0,03) và mức độ tiêu thụ oxy tối đa (r = -0,55, p = 0,02). Kết luận: Các bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tần số tim lúc nghỉ cao hơn và giảm khả năng dung nạp với gắng sức so với người không đái tháo đường. Ở các bệnh nhân đái tháo đường type 2, nồng độ đường máu tĩnh mạch lúc đói có mối tương quan tuyến tính nghịch mức độ vừa với thời gian gắng sức, khả năng gắng sức tối đa và mức tiêu thụ oxy tối đa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sigal RJ, Kenny GP, Wasserman DH et al (2006). Physical Activity/Exercise and Type 2 Diabetes. A consensus statement from the American Diabetes Association. Diabetes Care, Volume 29, Number 6, June 2006: p1433-1438.
2. Sydo N, Allison TG, et al (2016). Impaired heart rate response to exercise in diabetes and its long-term significance. Mayo Clin Proc. 2016;91(2):157-165.
3. Fang YZ, Sharman J, Prins JB, Marwick TH (2005). Determinants of Exercise Capacity in Patients With Type 2 Diabetes. Diabetes Care 28:1643-1648, 2005.
4. O’Conner E, Kiely C, O’Shea D, Green S, Egaña M (2012). Similar level of impairment in exercise performance and oxygen uptake kinetics in middle-aged men and women with type 2 diabetes. Am J Physiol Regul Integr Comp Physiol 303: R70–R76, 2012.
5. American Diabetes Asociation (2010). Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus. Diabetes Care, Volume 33, Supplement 1, January 2010, S62-S69.
6. Gerald F. Fletcher, MD, FAHA, Chair; Philip A. Ades, MD, Co-Chair; Paul Kligfield, MD, FAHA, Co-Chair; Ross Arena, PhD, PT, FAHA; Mark A. Williams, PhD et al; on behalf of the American Heart Association Exercise, Cardiac Rehabilitation, and Prevention Committee of the Council on Clinical Cardiology, Council on Nutrition, Physical Activity and Metabolism, Council on Cardiovascular and Stroke Nursing, and Council on Epidemiology and Prevention. Exercise Standards for Testing and Training. A Scientific Statement From the American Heart Association. Circulation. 2013;128:873–934.
7. Awotidebe TO, Adedoyin RA, Yusuf AO, Frasier Maseko F, et al. (2014). Comparative functional exercise capacity of patients with type 2-diabetes and healthy controls: a case control study. Pan African Medical Journal. 2014; 19:257 doi:10.11604/pamj.2014.19.257.4798.
8. Verges B, Patois-Verges B, Cohen M, et al (2004). Effects of cardiac rehabilitation on exercise capacity in Type 2 diabetic patients with coronary artery disease. Diabet Med. 2004; 21(8):889- 95.