MÔ HÌNH BỆNH TẬT NỘI TRÚ TẠI MỘT TRUNG TÂM Y TẾ TUYẾN HUYỆN GIAI ĐOẠN 2018 – 2020

Trần Quang Tú 1,, Trần Nhựt An 2, Đặng Thúy Hằng 2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trung tâm Y tế huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mô hình bệnh tật nội trú cung cấp các căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân ngay từ tuyến y tế cơ sở. Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu dữ liệu nhằm xác định mô hình bệnh tật nội trú tại Trung tâm Y tế huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre từ năm 2018 đến 2020, dựa trên phân loại nhóm bệnh theo ICD-10. Kết quả: Trong giai đoạn 2018-2020, Trung tâm điều trị nội trú 14.887 lượt người bệnh, trong đó nhóm bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất (95,1%), kế đến là nhóm tai nạn, ngộ độc, chấn thương (4,3%) và nhóm bệnh lây nhiễm (0,6%). Ba chương bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn này là: bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật (22,8%), bệnh hệ hô hấp (21,4%) và bệnh hệ tuần hoàn (13,1%). Bệnh có số lượt điều trị nội trú cao nhất là nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn khác – A04 (12,4%). Đặc điểm mô hình bệnh tật nội trú có sự khác biệt có ý nghĩa theo một số yếu tố như giới tính, nhóm tuổi và mùa nhập viện. Kết luận: Các thông tin từ nghiên cứu này là căn cứ giúp y tế tuyến cơ sở xây dựng danh mục thuốc, xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn và định hướng đào tạo nhân lực phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyen T.T., Trevisan M. (2020). “Vietnam a country in transition: health challenges”. BMJ Nutr Prev Health, 3(1), pp.60-66.
2. Takashima K., Wada K., Tra T.T., Smith D.R. (2017). “A review of Vietnam's healthcare reform through the Direction of Healthcare Activities (DOHA)”. Environ Health Prev Med, 22(1):74.
3. Bộ Y tế (2018). Niên giám thống kê y tế 2018. Hà Nội, tr.224-248.
4. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Nguyễn Thanh Thủy, Đặng Kim Loan, Võ Phạm Trọng Nhân (2018). “Đặc điểm mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2017”. Tạp Chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(1), tr.285-292.
5. Boutayeb A (2006). “The double burden of communicable and non-communicable diseases in developing countries”. Trans R Soc Trop Med Hyg, 100(3), pp.191-199.
6. Đỗ Thị Thanh Toàn, Cao Thị Nhung, Lưu Ngọc Minh, Đinh Thái Sơn, Lê Minh Giang, Đoàn Quốc Hưng (2021). "Cơ cấu bệnh tật tại khoa điều trị nội trú Bệnh viện đa khoa Đống Đa năm 2017 - 2019". Tạp chí nghiên cứu Y học, 143(7), tr.186-193.
7. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Cù Thanh Tuyền, Trần Thị Ngọc Vân, Huỳnh Như (2019). "Đặc điểm mô hình bệnh tật của Bệnh viện Phú Nhuận Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2016". Tạp Chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 23(2), tr.397-403.
8. Anders K. L., Thompson C. N., Thuy N. T., et al (2015). "The epidemiology and aetiology of diarrhoeal disease in infancy in southern Vietnam: a birth cohort study". Int J Infect Dis, 35, pp.3-10.