KHẢO SÁT CÂY CÀ ĐẮNG (SOLANUM INCANUM L.) THU HÁI TẠI ĐẮK LẮK THEO HƯỚNG TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA

Phạm Thị Phương 1, Liêu Hồ Mỹ Trang 1, Lê Thị Hồng Vân 2, Huỳnh Ngọc Thụy 2,
1 Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mẫu nghiên cứu cây Cà đắng thu hái tại Đắk Lắk, qua kết quả phân tích hình thái, giải phẫu thực vật, đối chiếu với tài liệu tham khảo đã xác định tên khoa học của nguyên liệu nghiên cứu là Solanum incanum L.. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết phân đoạn bằng phương pháp DPPH và xanthin oxidase, kết quả chiết xuất cồn 96% của hoa, quả xanh, quả chín vàng và phân đoạn ethyl axetat cho thấy hoạt tính chống oxy hóa mạnh ở nồng độ 62,5 µg/ml. Đây là kết quả công bố đầu tiên đã xác định được tên khoa học và hoạt tính chống oxy hóa của Cà đắng, cung cấp cơ sở dữ liệu ban đầu về nghiên cứu và phát triển dược liệu của tỉnh Đắk Lắk

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sovanmoly Hul& Pauline Dy Phon (2014), Flore Du Cambodge, Du Laos et Viêt Nam, Solanaceae, Muséum National d’Histoire Naturelle, United Kingdom, 35, pp. 3-45.
2. Trần Thị Thu Thủy, Liêu Hồ Mỹ Trang (2011), “Đặc điểm hình thái và giải phẫu một số loài trong chi Solanum L. ở Việt Nam”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15 (1), tr. 476-480.
3. Bộ Y Tế (2017), Dược Điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
4. Trần Hùng (2006), Phương pháp nghiên cứu Dược liệu. Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr 27-35.
5. Zahra Sadeghi, Jafar Valizadeh, Omid Azyzian Shermeh, Maryam Akaberi (2015), “Antioxidant activity and total phenolic content of Boerhavia elegans (choisy) grown in Baluchestan”, APJ, Vol. 5(1), pp. 1-9.
6. Lin K-W, Yang S-C, Lin C-N (2011), “Antioxidant constituents from the stemsand fruits of”, Momordica charantia, Food Chemistry, 127 (2), pp. 609-614.