NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI TRUNG TÂM HỒI SỨC TÍCH CỰC NGƯỜI BỆNH COVID-19 TRỰC THUỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI – TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục Tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ NKBV, tác nhân gây bệnh, yếu tố liên quan tới NKBV tại trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai – TP. Hồ Chí Minh năm 2021. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả có phân tích hồi cứu dữ liệu tiến cứu các bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện điều trị nội trú tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai – TP. Hồ Chí Minh từ 11/8 đến 30/10/2021. Kết quả: Trong số 1.137 NB nghiên cứu, có 318 NB mắc NKBV với 411 nhiễm khuẩn được phát hiện (28%). Nhiễm khuẩn phổi (n = 294 [71,5%]) và nhiễm khuẩn huyết (n = 74 [18,0%]) là 2 loại NKBV phổ biến nhất. Vi khuẩn đa kháng kháng sinh như Acinetobacter baumannii (31,9%) và Klebsiella pneumonia (25,7%) là những tác nhân gây NKBV phổ biến nhất. Bệnh kèm theo: Bệnh đái tháo đường (OR=1,7; CI95%: 1,2 – 2,4; p < 0,05); Bệnh tim mạch (OR=1,8; CI95%: 1,3 – 2,6; p < 0,05); Các thủ thuật can thiệp: Đặt CPAP (OR=3,3; CI95%: 2,4 – 4,7; p < 0,001); Thở máy xâm nhập (OR=2,6; CI95%: 1,3 – 5,1; p < 0,001); Đặt tĩnh mạch trung tâm (OR=2,5; CI95%: 1,7 – 3,6; p < 0,05); Đặt dẫn lưu bàng quang (OR=4,01; CI95%: 1,7 – 9,5; p < 0,05) là các yếu tố nguy cơ gây NKBV quan phân tích hồi quy đa biến logistic. Kết luận: Tỷ lệ người bệnh NKBV là 28%. Nhiễm khuẩn phổi và nhiễm khuẩn huyết là 2 loại NKBV phổ biến nhất ở NB COVID-19. Hầu hết tác nhân gây NKBV phân lập được là vi khuẩn Gram âm Acinetobacter baumannii và Klebsiella pneumonia đa kháng kháng sinh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố liên quan NKBV gồm thở máy xâm nhập, thở CPAP, đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm, đặt ống dẫn lưu bàng quang, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch khi nhập viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhiễm khuẩn bệnh viện, COVID-19, hồi sức tích cực.
Tài liệu tham khảo
2. Sharifipour E, Shams S, Esmkhani M, et al. Evaluation of bacterial co-infections of the respiratory tract in COVID-19 patients admitted to ICU. BMC Infect Dis. 2020;20(1):646. doi:10.1186/s12879-020-05374-z
3. Thành CT, Thư TA, Thăng CV, et al. Thực trạng Nhiễm khuẩn Bệnh viện ở người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến - Trung tâm y tế huyện Hòa Vang năm 2020. YHCĐ. 2022;63(1). doi:10.52163/yhc.v63i1.265
4. He Y, Li W, Wang Z, Chen H, Tian L, Liu D. Nosocomial infection among patients with COVID-19: A retrospective data analysis of 918 cases from a single center in Wuhan, China. Infect Control Hosp Epidemiol.:1-2. doi:10.1017/ice.2020.126
5. Garcia-Vidal C, Sanjuan G, Moreno-García E, et al. Incidence of co-infections and superinfections in hospitalized patients with COVID-19: a retrospective cohort study. Clin Microbiol Infect. 2021;27(1):83-88. doi:10.1016/ j.cmi.2020.07.041
6. Bardi T, Pintado V, Gomez-Rojo M, et al. Nosocomial infections associated to COVID-19 in the intensive care unit: clinical characteristics and outcome. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 2021; 40(3):495-502. doi:10.1007/s10096-020-04142-w
7. Grasselli G, Scaravilli V, Mangioni D, et al. Hospital-Acquired Infections in Critically Ill Patients With COVID-19. Chest. 2021;160(2):454-465. doi:10.1016/j.chest.2021.04.002
8. Bộ Y tế. Quyết định 3916/QĐ-BYT Hướng dẫn giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Published online 2017.