ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CO GIẬT DO SỐT ĐƠN THUẦN TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2021 - 2022

Nguyễn Mai Phương 1,2, Nguyễn Thị Nhật Hòa1, Phạm Văn Thức1, Đinh Dương Tùng Anh 1,3,
1 Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Hải Phòng
3 Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng của co giật do sốt đơn thuần (CGDSĐT) tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 11/2021 đến tháng 4/2022 và nhận xét kết quả điều trị co giật do sốt đơn thuần của những bệnh nhân trên. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả một loạt ca bệnh bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện gồm toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả: CGDSĐT  chủ yếu xảy ra ở nhóm trẻ từ 6 - <36 tháng tuổi, ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ (2/1). Số trẻ CGDSĐT lần đầu chiếm 74,7%. Bệnh lý gây sốt thường gặp nhất là các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới. Thời gian kéo dài cơn giật đa số <5 phút. Triệu chứng thường gặp nhất trong cơn giật của trẻ là trợn mắt và tím tái. Hầu hết các trẻ đều tỉnh, khóc to sau cơn giật. Thân nhiệt đo lúc giật phổ biến nhất là ở mức 39 - 41oC. Đa số trường hợp CGDSĐT có tăng số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi, đặt biệt là tăng tỉ lệ bạch cầu hạt trung tính. Chỉ một số ít trường hợp có thể xác định được căn nguyên virus gây bệnh lý liên quan tới đợt sốt của trẻ và phát hiện được biến đổi trên ion đồ. Không có trường hợp bệnh tăng nặng hoặc tái phát cơn giật trong khi điều trị nội trú. Kết luận: CGDSĐT là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi và có thể dự phòng được qua việc quản lý tốt trẻ bị sốt, đặc biệt là ở nhóm trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Smith DK, Sadler KP, Benedum M. Febrile Seizures: Risks, Evaluation, and Prognosis. American family physician. Apr 1 2019;99(7):445-450.
2. Kanemura H, Sano F, Mizorogi S, Tando T, Sugita K, Aihara M. Parental thoughts and actions regarding their child's first febrile seizure. Pediatrics international: official journal of the Japan Pediatric Society. Jun 2013;55(3):315-9. doi:10.1111/ped.12058
3. Leung AK, Hon KL, Leung TN. Febrile seizures: an overview. Drugs in context. 2018;7:212536. doi:10.7573/dic.212536
4. Nguyễn Thị Thu. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của co giật do sốt và hình ảnh điện não đồ của co giật do sốt tái phát ở trẻ em. Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội; 2013.
5. Subcommittee on Febrile Seizures, Pediatrics AAo. Neurodiagnostic evaluation of the child with a simple febrile seizure. Pediatrics. Feb 2011;127(2):389-94. doi:10.1542/peds.2010-3318
6. Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyễn Bích Hoàng, et al. Đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ co giật do sốt ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 04/26 2022;512(2)doi: 10.51298 /vmj.v512i2.2292
7. Nguyễn Ngọc Sáng, Đoàn Thị Linh, Hoàng Đức Hạ, Ngọc PT. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng và một số nguyên nhân co giật do sốt đơn thuần tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng Tạp chí Y học Việt Nam. 2020;488(2):174-177
8. Ataei‐Nakhaei A, Rouhani ZS, Bakhtiari E. Magnesium deficiency and febrile seizure: A systematic review and meta‐analysis. Neurology and Clinical Neuroscience. 05/01 2020; 8doi:10.1111/ncn3.12410