ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM LEPTOSPIRA TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM

Nguyễn Xuân Kiên 1,, Nguyễn Văn Chuyên 1, Nguyễn Văn Chuyên 1
1 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ nhiễm Leptospira tại một số địa bàn trọng điểm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, lấy mẫu và xét nghiệm theo phương pháp ELISA phát hiện kháng thế kháng Leptospira trên 21.630 mẫu huyết thanh thu thập từ 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Kết quả: Tỷ lệ người mang kháng thể kháng Leptospira ở cả 3 khu vực là 7,37%. Trong đó, cao nhất là khu vực Tây Nguyên 8,24%, tiếp đến là khu vực Tây Bắc 7,81% và khu vực Tây Nam Bộ 6,05%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p <0,05. Tỷ lệ mang kháng thể kháng Leptospira của nam (8,15%) cao hơn nữ (6,51%),  sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Tỷ lệ người đã nhiễm Leptospira bắt đầu tăng trên 7,65%, ở nhóm tuổi từ 36-55, và tăng cao nhất ở nhóm tuổi từ trên 56 tuổi là: 9,64%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Tỷ lệ Dân tộc Kinh có kháng thể kháng Leptospira là: 8,68% cao hơn dân tộc khác là 6,04 %, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vói p< 0,05. Tỷ lệ người dân có kháng thể Leptospira cao nhất ở đối tượng làm rẫy (8,72%), tiếp đến là quân nhân 7,82% và làm ruộng 6,28%. Các nghề khác có tỷ lệ có kháng thể Leptospira thấp hơn. Đối với nhóm người làm nghề nông nghiệp, quân nhân nguy cơ phơi nhiễm với Leptospira cao hơn so với các ngành nghề khác với p<0,05; OR= 3,96. Kết luận: Tỷ lệ người mang kháng thể kháng Leptospira chung là 7,37%. Có sự khác biệt về tỷ lệ người nhiễm bệnh giữa các khu vực, giới tính, độ tuổi, dân tộc, ngành nghề và khu vực sinh sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Leptospirosis worldwide, 1999. Wkly Epidemiol Rec, 1999. 74(29): p. 237-42.
2. Everard J D, E.C.O.R., Leptospirosis in the Caribbean. Rev Med Microbiol, 1993.
3. Centers for Disease, C. and Prevention, Summary of notifiable diseases, United States 1994. MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 1994. 43(53): p. 1-80.
4. Case definitions for infectious conditions under public health surveillance. Centers for Disease Control and Prevention. MMWR Recomm Rep, 1997. 46(RR-10): p. 1-55.
5. Nguyễn Hồ Dung Nghi (2013), Điều tra tỷ lệ lưu hành Leptospirosis và các yếu tố nguy cơ gây bệnh liên quan đến nghề nghiệp tại Thanh Hóa, năm 2013, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng.
6. Haraji Mohammed1*, C.N., Karib Hakim3, Fassouane Abdelaziz4 and Belahsen Rekia1, LEPTOSPIRA: Morphology, Classification and Pathogenesis.
7. Bộ Y tế, cục Y tế dự phòng, Bệnh xoắn khuẩn vàng da.
8. Ngũ Duy Nghĩa, Ngô Huy Tú, Phạm Thị Cẩm Hà và cộng sự (2017) Tỷ lệ lưu hành bệnh leptospira và một số yếu tố liên quan tại huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội năm 2015, Tạp chí y học dự phòng, tập 27 – số 8, 565-572.
9. Le Thi Phuong Mai, Luu Phuong Dung, Tran Ngoc Phuong Mai et al (2022). Characteristics of human leptospirosis in three different geographical and climatic zones of Vietnam: a hospital-based study. International Journal of Infectious Diseases, 120, 113-120.
10. Van Eys, G.J., et al., DNA hybridization with hardjobovis-specific recombinant probes as a method for type discrimination of Leptospira interrogans serovar hardjo. J Gen Microbiol, 1988. 134(3): p. 567-74.