LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÁC CẶP VỢ CHỒNG KHÁM, ĐIỀU TRỊ HIẾM MUỘN TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN QUỐC GIA, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Vũ Thị Thu Thủy 1,, Hoàng Thị Nguyên 2, Nguyễn Thị Huyền Linh 2, Nguyễn Thùy Trang 2, Nguyễn Thị Hải Vân 2, Đặng Thu Thúy 2, Nguyễn Thị Thanh Bình 2, Trương Việt Dũng 1, Trương Việt Dũng 1
1 Đại học Thăng Long
2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bằng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu tiến hành trên 382 cặp vợ chồng hiếm muộn đến điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Trong đó 50% số đối tượng thời gian chưa thể sinh con trên 3 năm. Tuổi trung bình của nam là 33,7 và nữ là 31,2. Mục tiêu: (1) xác định tỷ lệ lo âu và trầm cảm và (2) phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu và trầm cảm của vợ và chồng. Phương pháp: sử dụng bệnh án và thang HADS đánh giá lo âu và trầm cảm Kết quả: Tỷ lệ lo âu ở nhóm chồng và vợ tương tự nhau (29,3%). Tỷ lệ trầm cảm ở nhóm người vợ hiếm muộn cao hơn nhóm người chồng (16,2% so với 11%) và điểm trung bình cũng cao hơn (4,26 điểm và 2,9 điểm; p<0,001). Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng lo âu ở nhóm người vợ và chồng khá tương đồng, gồm tình trạng lo âu của bạn đời, thời gian hiếm muộn và tình trạng thất bại điều trị. Ở nhóm vợ khi điều trị thất bại tình trạng trầm cảm nhiều hơn nhóm chưa điều trị (24,8% và 10,3%), ở nhóm chồng sự khác nhau chưa có ý nghĩa thống kê. Tình trạng tâm lý của người chồng có tác động đến người vợ mạnh hơn ảnh hưởng của vợ lên tâm lý người chồng. Kết luận: Tỷ lệ lo âu của vợ và chồng tương tự nhau. Tỷ lệ trầm cảm của người vợ cao hơn. Sự tác động tâm lý giữa vợ chồng, thất bại điều trị, thời gian điều trị dài là 3 yếu tố khác ảnh hưởng đến tình trạng lo âu và trầm cảm của đối tượng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Claudia Massarotti , Giulia Gentile , Chiara Ferreccio et al. (2019) Impact of infertility and infertility treatments on quality of life and levels of anxiety and depression in women undergoing in vitro fertilizationGynecol Endocrinol. 2019 Jun;35(6):485-489.
2. Evans‐Hoeker EA, Eisenberg E, Diamond MP, et al. (2018) Major depression, antidepressant use, and male and female fertility. FertilSteril. 2018;109:879‐887.
3. Hanson B, Johnstone E, Dorais J. Female infertility, infertility‐associated diagnoses, and comorbidities: a review. J Assist Reprod Genet. 2017;34:167‐177.
4. Kim M. (2021) National policies for infertility support and nursing strategies for patients affected by infertility in South Korea.Korean J Women Health Nurs. 2021 Mar 31;27(1):1-5.
5. Rooney KL, Domar AD (2018). The relationship between stress and infertility. Dialogues Clin Neurosci. 2018;20:41‐47.