THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Quang Bắc1,, Nguyễn Văn Kỳ 2
1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
2 Viện 69, Bộ tư lệnh 969

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của trầm cảm sau sinh theo thang điểm EPDS của sản phụ đến sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.Phương pháp:Đây là nghiên cứu mô tả trên 550 sản phụ đến sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2020-2021.Kết quả:Tỷ lệ trầm cảm sau sinh chiếm tỷ lệ 7,6%. Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh được chia thành 3 nhóm lớn là khí sắc trầm, giảm quan tâm thích thú và giảm năng lượng, tăng mệt mỏi. Trong đó, “Cảm thấy rất buồn chán/trầm uất, rầu rĩ” chiếm tỷ lệ lớn nhất với 83,3%. “Không còn ham thích gặp mặt hay hội họp với ai” chiếm tỷ lệ 40,5%. “Thầy luôn luôn mệt mỏi” chiếm tỷ lệ 76,2%. Các triệu chứng phổ biến chiếm tỷ lệ lớn như “Rối loạn giấc ngủ” chiếm 100,0%, “Rối loạn ăn uống” (97,6%), “Ý tưởng bị tội, không xứng đáng (80,9%)”. Kết luận: Trầm cảm sau sinh vẫn chiếm tỷ lệ nhất định trong quẩn thể. Phần lớn cảm thấy buồn chán/trầm uất, rầu rĩ. Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm sau sinh chiếm tỷ lệ rất cao như rối loạn giấc ngủ và rối loạn ăn uống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Minh Đức. Phụ nữ sau sinh-Những rối nhiễu tâm lý và các biện pháp hỗ trợ. Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; 2015.
2. Huỳnh Thị Duy Hương. Trầm cảm sau sinh và các yếu tố ảnh hưởng trên những phụ nữ đến sinh tại bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh. Tạp chí y học Tp Hồ Chí Minh. 2005;1(9)
3. Đặng Thị Thùy Mỹ. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh của các bà mẹ tại Bệnh viện Sản nhi Trà Vinh năm 2018. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018;5(4)
4. Nguyễn Hoài Thảo Tâm. Trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 2019;5(8)
5. Klainin P, Arthur DG. Postpartum depression in Asian cultures: a literature review. Int J Nurs Stud. Oct 2009;46(10):1355-73. doi: 10.1016/ j.ijnurstu.2009.02.012
6. Upadhyay RP, Chowdhury R, Aslyeh S, et al. Postpartum depression in India: a systematic review and meta-analysis. Bull World Health Organ. Oct 1 2017;95(10):706-717c. doi: 10.2471/blt.17.192237
7. Pham D, Cormick G, Amyx MM, et al. Factors associated with postpartum depression in women from low socioeconomic level in Argentina: A hierarchical model approach. Journal of affective disorders. 2018;227:731-738.
8. Nguyễn Thị Huyền. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm sau sinh. Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội. 2014;