ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐÓNG ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2021 - 2022

Trần Thị Hải Yến 1,2, Trần Thảo Trang 1,3, Đinh Dương Tùng Anh 1,2,
1 Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
3 Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ sinh non còn ống động mạch (CÔĐM) tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/4/2022 và nhận xét kết quả điều trị đóng ống động mạch bằng thuốc của các trẻ nói trên. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả một loạt ca bệnh bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện gồm toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả: Tuổi thai khi sinh của nhóm trẻ CÔĐM trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở nhóm 28 - <34 tuần tuổi (77,8%), gặp chủ yếu ở trẻ nữ. Hầu hết trẻ được nhập viện trước giờ tuổi thứ 24 với cân nặng khi sinh £2000gr. Những triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là mạch nảy mạnh, tim tăng động và có tiếng thổi tâm thu. Bệnh đồng mắc khi nhập viện chủ yếu là bệnh màng trong, cơn thở nhanh thoáng qua và viêm phổi. Có 32/72 trẻ được chỉ định điều trị nội khoa bằng paracetamol đường tiêm. Sau điều trị, các chỉ số: kích thước nhĩ trái, tỷ lệ LA/Ao, đường kính phổi và đường kính chủ của ống động mạch đều giảm rõ rệt. Có 28/32 trẻ được điều trị bằng paracetamol đường tiêm cho kết quả đóng ống thành công. Thời gian hỗ trợ thở Oxy ở nhóm trẻ này ngắn hơn rõ rệt so với nhóm không đóng được ống động mạch. Kết luận: CÔĐM thường gặp ở trẻ sinh non <34 tuần với cân nặng lúc sinh thấp. Điều trị đóng ống bằng paracetamol đường tiêm mang lại hiệu quả tốt và không ghi nhận tác dụng phụ. Cần tiến hành thêm các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dice JE, Bhatia J. Patent ductus arteriosus: an overview. The journal of pediatric pharmacology and therapeutics: JPPT: the official journal of PPAG. Jul 2007;12(3):138-46. doi:10.5863/1551-6776-12.3.138
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ em. 2015.
3. Đặng Quang Minh. Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị và tiến triển bệnh còn ống động mạch ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội; 2012.
4. Nguyễn Thị Anh Vy. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh còn ống động mạch bằng indomethacin ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2005-2006. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội; 2006.
5. Dani C, Poggi C, Mosca F, et al. Efficacy and safety of intravenous paracetamol in comparison to ibuprofen for the treatment of patent ductus arteriosus in preterm infants: study protocol for a randomized control trial. Trials. Apr 2 2016;17:182. doi:10.1186/s13063-016-1294-4
6. Ohlsson A, Shah PS. Paracetamol (acetaminophen) for patent ductus arteriosus in preterm or low birth weight infants. The Cochrane database of systematic reviews. Apr 6 2018;4(4):Cd010061. doi:10.1002/14651858.CD010061.pub3
7. Mashally S, Banihani R, Jasani B, et al. Is late treatment with acetaminophen safe and effective in avoiding surgical ligation among extremely preterm neonates with persistent patent ductus arteriosus? Journal of Perinatology. 2021/10/01 2021;41(10):2519-2525. doi:10.1038/s41372-021-01194-4
8. Nguyễn Hùng Tiến. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả đóng ống động mạch bằng paracetamol đường uống ở trẻ sơ sinh non tháng. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trường Đại học Y Dược Hải Phòng; 2013.