QUẢN LÝ TIÊM AN TOÀN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Vũ Thị Thanh An1,, Lê Văn Thắng 1
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức và thực hành của điều dưỡng về tiêm an toàn ở Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2020 và phân tích một số yếu tố liên quan đến mũi tiêm an toàn của Điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 40 điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và khảo sát 308 lượt thực hành mũi tiêm tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City từ tháng 05 đến tháng 08 năm 2020. Kết quả: Tỷ lệ trả lời đúng về mục đích của tiêm là 75,0%, về mũi tiêm an toàn là 97,5%. Kiến thức về phản vệ liên quan đến tiêm có 67,5% trả lời đúng.Về kiểm tra thuốc và người bệnh trước tiêm truyền, trả lời đúng đạt 87,5%.Về chuẩn bị thuốc chống sốc và dụng cụ tiêm đạt theo từng tiêu chí: có 87.5% đã trả lời đúng. Đối với các tiêu chuẩn đảm bảo của thùng kháng thủng đựng vật sắc nhọn, có 60,0% trả lời đúng. Tỷ lệ trả lời đúng về tiêu chuẩn niêm phong của thùng đựng vật sắc nhọn là 65,0%. Về chuẩn bị thuốc tiêm có 45,0% trả lời đúng. Kiểm tra kiến thức về xử lý chất thải sau tiêm: xử lý bơm kim tiêm sau tiêm có 87,5% trả lời đúng. Tiêu chí thực hiện 5 đúng của các NVYT đạt tỷ lệ cao 86,0%; tiêu chí thực hành đạt về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đạt 97,7%. Tỷ lệ nhân viên y tế phân loại chất thải sau tiêm đúng quy định đạt 96,1%. Tỷ lệ thực hiện đúng kỹ thuật vệ sinh tay sau khi hoàn thành quy trình là 79,2%. Tổng hợp kiến thức về tiêm an toàn: 67,8% nhân viên y tế đạt và  23,1% chưa đạt. Các kỹ năng thực hành đạt tiêu chí tiêm an toàn với tỷ lệ 88,4%, trong khi không đạt là 11,6%.  Kết luận: Tiêm đóng một vai trò rất quan trọng không những ảnh hưởng đến cán bộ nhân viên y tế mà còn ảnh hưởng đến đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Nghiên cứu về quản lý tiêm an toàn sẽ giúp cho các nhân viên y tế nâng cao được mức độ an toàn cho người bệnh và cho chính mình. Điều dưỡng ở Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City hiểu về tiêm an toàn và thực hành đúng tiêm an toàn đạt tỷ lệ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, số 07/2011/TT-BYT.
2. Hà Thị Kim Phượng (2014), Kiến thức, kỹ năng thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng viên và các yếu tố liên quan tại 3 bệnh viên trực thuộc Sở Y tế Hà Nội năm 2014, Đại học Y tế công cộng Hà Nội;
3. Adejumo P. O. & Dada F. (2013), “A comparative study on knowledge, attitude, and practice of injection safety among nurses in two hospitals in Ibadan, Nigeria”, International Journal of Infection Control, 9(1).
4. Phạm Ngọc Tâm (2014), “Đánh giá thực trạng mũi tiêm an toàn tại một số khoa nội Bệnh viện Quân Y 103 năm 2014”. Kỷ yếu công trình NCKH Quân y viện 103 năm 2012.
5. Trần Đăng Nguyên và cộng sự (2012), “Đánh giá thực trạng tiêm an toàn tại các khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2011”, Tạp chí Y học lâm sàng số 11 năm 2012, BV Trung ương Huế.
6. Shyama Prasad Mitra (2010), "Injection Safety: Perception and Practice of Nursing students in Tertiary setting ".
7. Bobby Paul, Sima Roy, Dipanka Chattopac, Sukamol Bisoi, RaghunathMisra, Nabanita Bhattacha, Biswajit Biswas (2008), “A study on safe injection practices of nursing Personnel in a Tertiary Care Hospital of Kolkata, West Bengal, India”.
8. Trần Thị Minh Phượng (2012), Thực trạng kiến thức, thực hành Tiêm an toàn và các yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội năm 2012, Luận văn Thạc sĩ - Đại học Y tế công cộng Hà Nội.