ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH NHẬP VIỆN TẠI TRUNG TÂM BỆNH NHIỆT ĐỚI, BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2021-2022

Đoàn Thu Trà1,, Đỗ Thu Nga 1, Ngô Thị Phương Nhung 1
1 Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở chăm sóc và điều trị các bệnh truyền nhiễm thuộc tuyến Trung ương, có quy mô lớn và số lượng bệnh nhân cao hàng đầu trong cả nước. Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích đánh giá mức độ hài lòng của các bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 6/2021-6/2022 tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng nghiên cứu là người bệnh nhập viện điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian nghiên cứu và đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Bộ công cụ đo lường hài lòng người bệnh được xây dựng dựa trên các mẫu phiếu và hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh theo quyết định số 3869/QĐ-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế. Kết quả nghiên cứu: Điểm trung bình hài lòng người bệnh nhập viện tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai có xu hướng giảm từ 2021-2022. Trong đó, năm 2021 trung bình về khả năng tiếp cận là 4,80 và năm 2021 là 4,71. Về sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, giảm từ 4,83 năm 2021 xuống 4,73 năm 2022. Cơ sở vật chất là tiêu chí có điểm hài lòng thấp nhất với trung bình 4,78 năm 2021 và 4,66 năm 2022. Thái độ và ứng xử, năng lực chuyên môn là tiêu chí có điểm hài lòng cao nhất với 4,85 năm 2021 và 4,76 năm 2022. Điểm hài lòng trung bình về kết quả cung cấp dịch năm 2021 là 4,82 và năm 2022 là 4,76. Phần lớn người bệnh trong nghiên cứu đều có dự định quay lại điều trị trong các lần khám tiếp theo (năm 2021 tỉ lệ người bệnh chắc chắn quay lại là 79,71% và nằm 2022 là 82,54%). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai có mức độ hài lòng cao đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn còn một số khía cạnh dịch vụ cần được cải thiện, bao gồm sự thuận tiện trong thủ tục hành chính, hệ thống thanh toán bảo hiểm y tế và sự sẵn có của các dịch vụ được cung cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hulshof CT, et al. (1999). Evaluation research in occupational health services: general principles and a systematic review of empirical studies. Occup Environ Med;56:361–77.
2. Berwick DM (1997). The total customer relationship in health care: broadening the bandwidth. Jt Comm J Qual Improv;23:245–50.
3. Veroff DR, et al. (1998). Effective reports for health care quality data: lessons from a CAHPS demonstration in Washington State. Int J Qual Health Care;10:555–60.
4. Deriba, B. S., Geleta, T. A., et al. (2020). Patient Satisfaction and Associated Factors During COVID-19 Pandemic in North Shoa Health Care Facilities. Patient preference and adherence, 14, 1923–1934.
5. Gómez-Carmona, D., Paramio, A., Cruces-Montes, S., et al. (2022). Impact of COVID-19 prevention measures on health service quality, perceived value and user satisfaction. A structural equation modelling (SEM) approach. Atencion primaria, 54(2), 102178.
6. Thach Phuong N, Vu Hoang P, Mac Dang T, et al. (2021). Improving Hospital's Quality of Service in Vietnam: The Patient Satisfaction Evaluation in Multiple Health Facilities. Hosp Top, 1-11.
7. Tran BX, Dang AK, Vu GT, et al. (2019). Patient satisfaction with HIV services in Vietnam: Status, service models and association with treatment outcome. PloS one, 14(11): e0223723.
8. Tran DM, Thwaites CL, Van Nuil JI, et al. (2022). Digital Health Policy and Programs for Hospital Care in Vietnam: Scoping Review. J Med Internet Res, 24(2): e32392.