KIỂM CHỨNG MÔ HÌNH GÂY TIÊU CHẢY TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG

Nguyễn Trương Minh Thế 1, Nguyễn Phương Dung 1, Tăng Khánh Huy 1,
1 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm kiểm chứng, đánh giá lại các tiêu chuẩn, nghiên cứu phát triển mô hình gây tiêu chảy trên chuột phù hợp trước khi tiến hành khảo sát tác dụng của thuốc, chúng tôi chọn mô hình tiêu chảy theo nguyên lý “khổ hàn tả hạ” theo lý luận Y học cổ truyền và loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh theo lý luận Y học hiện đại đưa vào nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Trong hai mô hình, chuột được chia thành các lô chứng bệnh lý dùng nước sắc Đại hoàng hoặc Phan tả diệp (mô hình “khổ hàn tả hạ”), streptomycin và lincomycin (mô hình tiêu chảy bằng kháng sinh) với liều lượng và tỷ lệ khác nhau trong 5 ngày liên tục, lô sinh lý sử dụng nước cất. Đánh giá mức độ tiêu chảy (bình thường, trung bình, nặng) bằng hình ảnh phân chuột trên giấy thấm. Tiêu chí lựa chọn mô hình gồm tỉ lệ chuột tiêu chảy (100%), tỉ lệ chuột chết (<50%) và thời gian tự phục hồi (>48 giờ). Kết quả: Ở mô hình “khổ hàn tả hạ”, thời gian tiêu chảy của chuột tỉ lệ thuận với liều Đại hoàng hoặc Phan tả diệp, tuy nhiên không có chuột tiêu chảy kéo dài, 100% chuột phục hồi sau 24 giờ theo dõi. Ở mô hình tiêu chảy bằng kháng sinh, không có sự tương đồng về liều kháng sinh gây tỷ lệ tiêu chảy 100%. Tuy nhiên, mô hình chuột uống kháng sinh được điều chỉnh liều (30 mg streptomycin + 40 mg lincomycin/ 10 g chuột) liên tục 3 ngày sau đó dùng liều duy trì 1% đạt các yêu cầu của tiêu chí chọn mô hình tiêu chảy. Kết luận: Mô hình tiêu chảy do kháng sinh trên chuột nhắt trắng được kiểm chứng và lựa chọn như sau:  streptomycin 30 mg và lincomycin 40 mg/ 10 g chuột tong 3 ngày, duy trì 1% trong 5 ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McFarland L. V. (1998). Epidemiology, risk factors and treatments for antibiotic-associated diarrhea. Digestive diseases (Basel, Switzerland), 16(5), 292–307.
2. D'Souza, A. L., Rajkumar, C., Cooke, J., & Bulpitt, C. J. (2002). Probiotics in prevention of antibiotic associated diarrhoea: meta-analysis. BMJ (Clinical research ed.), 324(7350), 1361.
3. Lâm Hồng Tường (1999). Động vật thực nghiệm và xây dựng mô hình bệnh chứng đông y. NXB Y học, tr. 88-93.
4. Nguyễn Văn Thanh, Huỳnh Thị Ngọc Lan, Trần Cát Đông, Võ Thị Mai (2002). Nghiên cứu phối hợp bifidobacterium bifidum và lactobacillus acidophilus để sản xuất chế phẩm trị loạn khuẩn đường ruột. Đề tài khoa học cấp bộ, TP. Hồ Chí Minh, tr 5-7.
5. Viện dược liệu (2005). Phương pháp nghiên cứu tác dụng của thuốc từ dược thảo. NXB Khoa học và kỹ thuật, tr. 220-229.
6. Kamgang, R., Pouokam, K. E., Fonkoua, M. C., Penlap, N. B., & Biwolé, S. M. (2005). Shigella dysenteriae type 1-induced diarrhea in rats. Japanese journal of infectious diseases, 58(6), 335–337.