TÌNH HÌNH THỂ LỰC, BỆNH TẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE NAM THANH NIÊN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TỈNH CÀ MAU NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Theo thống kê báo cáo của các Hội đồng Nghĩa vụ quân sự trong tỉnh Cà Mau, những năm gần đây tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) có sức khỏe tốt chiếm tỷ lệ thấp, sức khỏe kém chiếm tỷ lệ cao. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ các nhóm sức khỏe, thể lực và bệnh tật của nam thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình trạng thể lực và bệnh tật của nam than niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự tại tỉnh Cà Mau năm 2020. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 814 nam thanh niên trong độ tuổi thực hiện NVQS bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 19.0. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ sức khỏe loại 1 chiếm 2,1%, loại 2 chiếm 9,2%, loại 3 chiếm 20,1%, loại 4 chiếm 20,9%, loại 5 chiếm 13,8%, loại 6 chiếm 33,9%. Nhóm sức khỏe tốt (loại 1,2,3) chiếm 31,4%, nhóm sức khỏe kém (loại 4,5,6) chiếm 68,6%. Tỷ lệ thể lực loại 1 chiếm 42,4%, loại 2 chiếm 25,3%, loại 3 chiếm 19,4%, loại 4 chiếm 4,9%, loại 5 chiếm 2,9%, loại 6 chiếm 5%. Tỷ lệ nam thanh niên không mắc bệnh nội khoa chiếm 36,2% và không mắc bệnh ngoại khoa chiếm 87%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe kém của đối tượng nghiên cứu: tuổi >20, học vấn trên THPT, sống ở thành thị, có uống rượu bia. Kết luận: Tỷ lệ nam thanh niên có sức khỏe kém chiếm tỷ lệ khá cao. Cần quan tâm đến các yếu tố như độ tuổi, học vấn và sử dụng rượu bia để cải thiện tình trạng sức khỏe của thanh niên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thể lực, bệnh tật, thanh niên, nghĩa vụ quân sự, Cà Mau
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng (2016), Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 Quy định việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
3. Phạm Văn Uýnh (1998), “Nghiên cứu thực trạng thanh niên tỉnh Cà Mau, những giải pháp và chính sách cần thiết đối với thanh niên trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội”, Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh Cà Mau năm 1998.
4. Nay Phi La (2011), Nghiên cứu tình hình thể lực và bệnh tật của nam thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại thành phố Buôn Ma Thuột năm 2011, Luận án chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Nguyễn Hồng Tảo, Lê Vinh (2006), Tình trạng thể lực và bệnh tật của thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2001 và 2006, Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 11, 1(2007), 154-159.
6. Phan Hải Đường (2014), “Nghiên cứu tình hình thể lực và sức khỏe của nam thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2013”, Luận án chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Lê Đức Thành (2011), “Nghiên cứu tình hình thể lực - sức khỏe của nam thanh niên ở lứa tuổi khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre năm 2007”, Luận văn chuyên khoa cấp 1, Trường Đại học Y Dược Huế.
8. Trương Trọng Lành (2007), Nghiên cứu tình hình thể lực, bệnh tật của thanh niên ở lứa tuổi khám tuyển NVQS huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên năm 2006, Luận văn chuyên khoa 1, Trường Đại học Y Dược Huế.
9. Unfpa và Bộ Nội vụ (2015), Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam, UnfpaViệt Nam, tr. 1-73.