PHỐI HỢP TÁC NHÂN VI KHUẨN, VIRUS TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG NHẬP VIỆN

Lê Thị Huệ 1,, Lý Khánh Vân 2, Hoàng Tiến Mỹ 2, Phan Thị Cẩm Luyến 2
1 Đại học Văn Lang
2 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ) là bệnh phổ biến, có thể do một hay nhiều tác nhân vi khuẩn, virus phối hợp gây bệnh. Kỹ thuật multiplex real-time PCR với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, được sử dụng như là phương pháp tối ưu để phát hiện các tác nhân vi khuẩn, virus gây bệnh, đặc biệt là sự phối hợp các tác nhân vi khuẩn, virus. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phối hợp các tác nhân vi khuẩn, virus gây bệnh và mối liên quan giữa phối hợp tác nhân gây bệnh với nhóm tuổi và giới tính bệnh nhân VPMPCĐ nhập viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là 138 mẫu đàm và chất có chứa đàm của bệnh nhân VPMPCĐ nhập viện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 11/2020 đến tháng 9/2021. Phát hiện tác nhân gây bệnh bằng kỹ thuật multiplex real-time PCR sau khi đánh giá độ tin cậy mẫu đàm theo thang điểm Barlett. Kết quả: Có 136 trường hợp (98,6%) được phát hiện tác nhân vi khuẩn và virus gây bệnh. Đơn tác nhân có 15 trường hợp (11,0%) với 7 trường hợp là vi khuẩn (5,1%) và 8 trường hợp là virus (5,9%). Đa tác nhân có 121 trường hợp (89,0%) trong đó tỷ lệ phối hợp vi khuẩn – vi khuẩn là 14,7%, vi khuẩn – virus là 69,9%, virus – virus là 4,4%. S. pneumoniae và H. influenzae là hai tác nhân chiếm đa số trong phối hợp. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ phối hợp vi khuẩn, virus với nhóm tuổi và với giới tính của bệnh nhân (p > 0,05). Kết luận: Tỷ lệ phối hợp các tác nhân vi khuẩn, virus trong VPMPCĐ là 89,0% trong đó phối hợp vi khuẩn – vi khuẩn (14,7%), vi khuẩn - virus (69,9%) và virus – virus (4,4%). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ phối hợp vi khuẩn, virus với nhóm tuổi và với giới tính của bệnh nhân (p > 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hùng Vân, Nguyễn Văn Thành và cộng sự (2018), “Tác nhân vi sinh gây viêm phổi cộng đồng phải nhập viện – Kết quả nghiên cứu REAL 2016-2017”, Thời sự Y Học, tháng 03/2018, tr. 51-63.
2. Bộ Y tế (2018), Niên giám thống kê y tế, Hà Nội.
3. Liu Y., Chen M., et al (2009), “Causative agent distribution and antibiotic therapy assessment among adult patients with community acquired pneumonia in Chinese urban population”, BMC infectious diseases, 9(1), pp.1-9.
4. Phạm Hùng Vân (2018), “Tác nhân vi sinh gây nhiễm trùng hô hấp dưới cộng đồng cấp tính không nhập viện - Kết quả bước đầu từ nghiên cứu EACRI (Việt Nam)”, Tạp chí Hô Hấp, (15), tr. 41-55.
5. Capelastegui A., Espana P.P., et al (2012), “Etiology of community-acquired pneumonia in a population-based study: link between etiology and patients characteristics, process-of-care, clinical evolution and outcomes”, BMC Infectious Diseases, 12(1), pp. 1-9.
6. Fukushima E.A., Bhargava A. (2021), “Unusual case of necrotizing pneumonia caused by Fusobacterium nucleatum complicating influenza a virus infection”, Anaerobe, 69, 102342.
7. Jung H.S., Kang B.J., et al (2017), “Elucidation of bacterial pneumonia-causing pathogens in patients with respiratory viral infection”, Tuberculosis and respiratory diseases, 80(4), pp. 358-367.
8. Mannino D.M., Davis K.J., et al (2009), “Chronic obstructive pulmonary disease and hospitalizations for pneumonia in a US cohort”, Respir Med, 103(2), pp. 224-229.