HIỆU QUẢ THUỐC SULPIRIDE TRONG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHẬN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

Duy Thông Võ 1,2,, Ngọc Phúc Nguyễn 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh lý với các triệu chứng đường tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân (BN). Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhận hội chứng ruột kích thích. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên những BN IBS được bác sĩ chẩn đoán bằng tiêu chuẩn ROME III tại phòng khám Tiêu hoá, bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ 01/06/2018 – 01/02/2019, có hoặc không sử dụng sulpiride. Thu thập số liệu về đặc điểm nền của bệnh nhân, điểm CLCS được thu thập dựa trên bộ câu hỏi IBS-QoL phiên bản tiếng Việt đã được dịch thuật và thẩm định cho toàn bộ đối tượng tham gia nghiên cứu tại thời điểm ban đầu và sau 8 tuần theo dõi. Kết quả: Sau 8 tuần theo dõi, 246 BN hoàn thành nghiên cứu, trong đó 120 BN nhóm điều trị có sulpiride và 126 BN nhóm điều trị không có sulpiride, tỷ lệ nữ/nam là 1,4/1. Sau 8 tuần theo dõi, kết quả điểm CLCS tổng thể và các điểm CLCS ở các khía cạnh đặc điểm khó chịu, lo lắng sức khỏe, phản ứng xã hội, mối quan hệ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không sulpiride (p < 0,001). Khi đánh giá độ thay đổi điểm CLCS, độ thay đổi điểm CLCS tổng thể và các khía cạnh khó chịu, cản trở hoạt động, hình thể, lo lắng sức khỏe, phản ứng xã hội, mối quan hệ ở nhóm có sulpiride cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không dùng sulpiride, ulpuride (p < 0,05). Kết luận: Sử dụng thuốc sulpiride điều trị BN IBS giúp cải thiện CLCS tổng thể, thay đổi ở các đặc điểm khó chịu, cản trở hoạt động, hình thể, lo lắng sức khỏe, phản ứng xã hội, mối quan hệ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Canavan C. et al. The epidemiology of irritable bowel syndrome. Clinical epidemiology. 2014. 6:71.
2. Võ Thị Thuý Kiều, Bùi Thị Hương Quỳnh, Võ Duy Thông. Khảo sát việc điều trị hội chứng ruột kích thích tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2015. 19: 760-765.
3. Agarwal N, Spiegel BM. The effect of irritable bowel syndrome on health-related quality of life and health care expenditures. Gastroenterology Clinics. 2011; 40(1):11-19
4. Doan Phan Ngoc Thao, Nguyen Ngoc Phuc, Vo Duy Thong, Bui Thi Huong Quynh. Investigation of quality of life and factors related to quality of life of patients with irritable bowel syndrome. Vietnam Journal of Medicine and Pharmacy. 2018. 23(2):227-233.
5. Jarrett ME, Cain KC, Burr RL, et al. Comprehensive self-management for irritable bowel syndrome: Randomized trial of in-person versus combined in-person and telephone sessions. The American Journal of Gastroenterology. 2009. 104(12):3004
6. Schneider A, Rosenberger S, Bobardt J. Self-help guidebook improved quality of life for patients with irritable bowel syndrome. PloS One. 2017. 12(7): e0181764.
7. Dorn SD, Palsson OS, Woldeghebriel M, et al. Development and pilot testing of an integrated, web‐based self‐management program for irritable bowel syndrome (IBS). Neurogastroenterology & Motility. 2015; 27(1):128-134.