DỰ ĐOÁN KHẢ NĂNG HOÀ TAN VÀ THIẾT KẾ VECTOR BIỂU HIỆN PROTEIN KOJA TRONG CON ĐƯỜNG SINH TỔNG HỢP ACID KOJIC

Nguyễn Quốc Thái 1,, Nguyễn Duy Thạch 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Acid kojic là một tác nhân được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm làm trắng da. Acid kojic là một chất chuyển hóa thứ cấp có trong một số loài nấm thuộc chi Aspergillus. Nghiên cứu gần đây đã xác định kojA là một gen đóng vai trò quan trọng trong con đường sinh tổng hợp acid kojic ở Aspergillus oryzae. Mục đích: Dự đoán độ tan của protein KojA nhằm thiết kế plasmid mang gen tái tổ hợp phù hợp có khả năng tạo protein dạng tan trong Escherichia coli. Phương pháp: Xây dựng mô hình tương đồng mô phỏng cấu trúc của KojA bằng SWISS-MODEL. Tiếp theo sử dụng ba công cụ Protein-Sol, SOLart và SoDoPE để dự đoán khả năng tan in silico của KojA, bao gồm khả năng tan khi dung hợp với các tag. Kết quả: Cả ba công cụ đều cho kết quả dự đoán KojA kém tan. Theo SoDoPE độ tan có thể cải thiện khi gắn thêm các tag như MBP, SUMO. Kết luận: Nghiên cứu đã dự đoán khả năng hoà tan của KojA và đề xuất thiết kế gen tái tổ hợp ở dạng dung hợp với tag SUMO với gen kojA được tối ưu hoá codon để biểu hiện trên E. coli.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Saeedi M., Eslamifar M. , Khezri K. (2019), "Kojic acid applications in cosmetic and pharmaceutical preparations", Biomedicine & Pharmacotherapy. 110, pp. 582-593.
2. Terabayashi Y., Sano M., Yamane N. et al. (2010), "Identification and characterization of genes responsible for biosynthesis of kojic acid, an industrially important compound from Aspergillus oryzae", Fungal Genetics and Biology. 47 (12), pp. 953-961.
3. Waterhouse A., Bertoni M., Bienert S. et al. (2018), "SWISS-MODEL: homology modelling of protein structures and complexes", Nucleic acids research. 46 (W1), pp. W296-W303.
4. Hebditch M., Carballo-Amador M. A., Charonis S. et al. (2017), "Protein–Sol: a web tool for predicting protein solubility from sequence", Bioinformatics. 33 (19), pp. 3098-3100.
5. Hou Q., Kwasigroch J. M., Rooman M. et al. (2020), "SOLart: a structure-based method to predict protein solubility and aggregation", Bioinformatics. 36 (5), pp. 1445-1452.
6. Bhandari B.K., Lim C.S., Gardner P.P. (2021) “TISIGNER.com: web services for improving recombinant protein production”, Nucleic Acids Research. 49 (W1), pp. W654-W661.
7. Costa S. J., Almeida A., Castro A., Domingues L., Besir H. (2012), “The novel Fh8 and H fusion partners for soluble protein expression in Escherichia coli: a comparison with the traditional gene fusion technology”, Applied Microbiology and Biotechnology, 97(15), 6779-6791.