ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH NẤM ASPERGILLUS PHỔI MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nấm Aspergillus phổi mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp với tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 50 bệnh nhân nấm Aspergillus phổi mạn tính được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện phổi trung ương từ tháng 01/2022 đến 11/2022. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình là 57 ± 11, nam giới chiếm 78%. Tiền sử lao phổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 76%, đái tháo đường chiếm 20%. Thời gian phát hiện bệnh muộn, trung bình từ 8,22 ± 10,4 tháng. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho, khạc đờm (72%) và ho máu (56%). Tổn thương trên CLVT lồng ngực chủ yếu ở thùy trên 94%, tổn thương hang 86%, hình ảnh u nấm 76%. Cấy nấm Aspergillus (+) 26,7% - 36,4% trong đó Aspergillus fumigatus chiếm 95%; xét nghiệm Aspergillus Galactomannan dương tính 80% - 97,1%. Kết luận: Bệnh thường gặp ở nam giới, độ tuổi trung niên, có tiền sử lao phổi và được phát hiện muộn. Ho khạc đờm và ho máu là biểu hiện lâm sàng chính. Tổn thương Xquang chủ yếu ở thùy trên với hình ảnh hang và u nấm chiếm ưu thế. Cấy nấm kết quả dương tính thấp và hầu hết là Aspergillus fumigatus. Xét nghiệm Aspergillus Galactomannan có tỉ lệ dương tính cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nấm Aspergillus phổi mạn tính, lâm sàng, cận lâm sàng.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lê Ngọc Huy, Nguyễn Viết Nhung, et al. (2021). Chronic Pulmonary Aspergillois Situation among Post Tuberculosis Patients in Vietnam: An Observational Study, Journal of Fungi, 7(7), 532.
3. Nguyễn Hoàng Bình, Vũ Hữu Vĩnh (2020). Phẫu thuật nội soi điều trị bệnh u nấm phổi Aspergilloma, Tạp chí phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, 2020. 22, 43-47.
4. J. Beardsley, D. W. Denning, N. V. Chau (2015). Estimating the burden of fungal disease in Vietnam, Mycoses - Wiley Online Library.
5. Jhun B.W., Jeon K., Eom J.S., et al. (2013). Clinical characteristics and treatment outcomes of chronic pulmonary aspergillosis. Medical Mycology, 51(8), 811–817.
6. David L., Khaled A.S., Pippa J. N., et al. (2017). Predictors of mortality in chronic pulmonary aspergillosis, ERJ
7. Despois O., Chen S.C.-A., Gilroy N., et al. (2022). Chronic Pulmonary Aspergillosis: Burden, Clinical Characteristics and Treatment Outcomes at a Large Australian Tertiary Hospital. J. Fungi (Basel), 2022. Jan 25; 8(2), 110.
8. Agarwal R., Vishwanath G., Aggarwal A.N., et al. (2013). Itraconazole in chronic cavitary pulmonary aspergillosis: a randomised controlled trial and systematic review of literature. Mycoses, 56(5), 559–570.
9. Ohba H., Miwa S., Shirai M., et al. (2012). Clinical characteristics and prognosis of chronic pulmonary aspergillosis. Respiratory Medicine, 106(5), 724–729.
10. Hou X., Zhang H., Kou L., et al. (2017). Clinical features and diagnosis of chronic pulmonary aspergillosis in Chinese patients. Medicine (Baltimore), 2017 Oct; 96(42): e8315.