NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CỦA CAO CHIẾT NƯỚC SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN TRÊN MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tiêu chảy là một trong những biến chứng thường gặp khi sử dụng kháng sinh trị liệu, tùy thuộc vào loại kháng sinh và phổ kháng khuẩn của thuốc. Phương thuốc Sâm linh bạch truật tán (SLBTT) được chọn để nghiên cứu tác dụng trên thực nghiệm gây tiêu chảy nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học cho ứng dụng bài thuốc này trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột bởi kháng sinh. Phương pháp nghiên cứu: Đánh giá tác dụng giảm tiêu chảy của SLBTT với liều 7,72g cao/kg (1/3 Dmax), 5,79g cao/kg (1/4 Dmax), 4,63g cao/kg (1/5 Dmax), 2,31g cao/ kg (1/10 Dmax) trên mô hình gây tiêu chảy bằng 30mg Streptomycin + 40mg Lincomycin/10g chuột, 2 lần/ngày (sáng, chiều), liên tục 3 ngày. Khi 100% chuột tiêu chảy vào ngày thứ 3, đến ngày thứ 4, cho chuột uống liều duy trì 1% liều kháng sinh trên (sáng, chiều) để hạn chế khả năng tự phục hồi. Từ ngày thứ 4, cho uống cao SLBTT liên tục trong 5 ngày tiếp theo. Thuốc đối chiếu là Loperamid 2mg/ kg, 1mg /kg; Biosubtyl DL 105 CFU/g. Chỉ tiêu đánh giá bao gồm tỷ lệ tiêu chảy, mức độ giảm cân và tỉ lệ chết. Kết quả: SLBTT có tác dụng giảm tiêu chảy và phục hồi thể trọng tốt hơn Loperamid 2mg/ kg chuột, Loperamid 1mg/kg chuột và Probiotic 105 CFU/g chuột. Liều SLBTT có tác dụng tốt nhất là 7,72g cao/ kg chuột. SLBTT có tác dụng phòng ngừa tiêu chảy và phục hồi thể trọng tốt hơn Loperamid 1mg/ kg chuột và Probiotic 105 CFU/ g chuột. Liều SLBTT có tác dụng tốt nhất là 7,72g cao/ kg chuột. Kết luận: SLBTT có tác dụng giảm và phòng ngừa tiêu chảy, phục hồi thể trọng tốt hơn Loperamid và Probiotic trên thực nghiệm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiêu chảy, Sâm linh bạch truật tán, Shen Ling Bai Zhu San, Loperamid, Probiotic.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Lân (2012). Ảnh hưởng của sữa bổ sung pre-probiotic lên tình trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn và hệ vi khuẩn chí đường ruột ở trẻ 6-12 tháng tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Luận án tiến sỹ, Viện dinh dưỡng, Hà Nội, tr. 28-32.
3. Phạm Thanh Trúc (2004). Nghiên cứu thuốc bổ dưỡng cho trẻ em từ bài cổ phương Sâm linh bạch truật tán. Viện dược liệu, tr. 11-26.
4. Lê Bảo Lưu, Nguyễn Trương Minh Thế (2021). Phương tễ học. NXB Y học, tr. 118.
5. Đỗ Trung Đàm (1996). Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc. NXB Y học, tr. 8-72.
6. Hanauer S. B. (2008). The role of loperamide in gastrointestinal disorders. Reviews in gastroenterological disorders, 8(1), 15-20.
7. Johnson, I. T., Gee, J. M., Price, K., Curl, C., & Fenwick, G. R. (1986). Influence of saponins on gut permeability and active nutrient transport in vitro. The Journal of nutrition, 116(11), 2270–2277.