ĐẶC ĐIỂM GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI DO TAI NẠN GIAO THÔNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính chùm tia hình nón gãy xương hàm dưới do tai nạn giao thông và đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình thái đường gãy. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 76 bệnh nhân chấn thương gãy xương hàm dưới do tai nạn giao thông nhập viện điều trị nội trú được chẩn đoán trên X quang thường quy và cắt lớp vi tính chùm tia hình nón tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 11/2021 đến tháng 01/2023. Kết quả: Chủ yếu là nam giới (89,5%), độ tuổi 19-39 (52,9%), nguyên nhân hay gặp là tai nạn xe máy (90,8%) nông dân chiếm đa số (43,4%). Tỷ lệ các loại phim sử dụng để chẩn đoán gồm him cắt lớp chum tia hình nón, panoramo (100%), mặt thẳng (57,9%), hàm chếch (19,74%). Giá trị chẩn đoán đúng của phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón là 100%, nhóm phim X quang thường quy là 77,6%. Vị trí hay gặp nhất trong gãy xương hàm dưới là vùng cằm (45,0%), gãy hai đường chiếm tỷ lệ cao nhât (44,7%), gãy không đối xứng là chủ yếu (85,3%), vị trí phối hợp hay gặp trong gãy 2 đường là vùng cằm-lồi cầu và cằm-góc hàm (32,4%). Không có mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình thái đường gãy. Kết luận: Vị trí hay gặp nhất trong gãy xương hàm dưới là vùng cằm, gãy 2 đường là chủ yếu, chẩn đoán dựa vào lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Phim thường được sử dụng và có giá trị cao trong chẩn đoán là phim Panorama và cắt lớp vi tính chùm tia hình nón.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gãy xương hàm dưới, X quang, cắt lớp vi tính chùm tia hình nón
Tài liệu tham khảo
2. Pickrell BB, Serebrakian AT, Maricevich RS (2017) Mandible Fractures. Semin Plast Surg 31:100-107.
3. Thanh VN, Nhận xét đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật gãy xương hàm dưới phức hợp nhiều đường tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội. 2005, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Châu HLT, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và kết quả phẫu thuật gãy phức tạp thân xương hàm dưới bằng kép vít nhỏ tại Bệnh viện Trung ương Huế. 2010, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Olate S, de Assis AF, Pozzer L, et al. (2013) Pattern and treatment of mandible body fracture. Int J Burns Trauma 3:164-8.
6. Stanford-Moore G , Murr AH (2022) Mandibular Angle Fractures. Facial Plast Surg Clin North Am 30:109-116.
7. Sakr K, Farag IA, Zeitoun IM (2006) Review of 509 mandibular fractures treated at the University Hospital, Alexandria, Egypt. Br J Oral Maxillofac Surg 44:107-11.
8. Liên LH, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và điều trị gãy xương hàm dưới do chấn thương tại Bệnh viện Trung ương Huế. 2001, Trường Đại học Y Khoa Huế.