ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC LỆCH NGẦM

Hà Ngọc Chiều 1,, Nguyễn Đình Phúc 2, Nguyễn Mạnh Cường 3, Nguyễn Thị Phương Thảo 4
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba
3 Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
4 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhổ răng khôn phẫu thuật là một thủ thuật xâm lấn, dù ít hay nhiều cũng sẽ có những tai biến trước, trong và sau nhổ răng. Để có thể phòng tránh các tai biến như vậy, phẫu thuật viên cần phải có cái nhìn tổng quát về sự phân bố tổn thương bệnh lý và kế hoạch điều trị hợp lý. Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của răng khôn hàm dưới lệch ngầm theo phân loại Parant II – III. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 64 răng của 48 bệnh nhân từ tháng 02 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022 tại Trung tâm kỹ thuật cao Khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt (nhà A7) – Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Chủ yếu răng khôn mọc lệch gần chiếm 76,6%; Khoảng cách giữa phía xa răng 7 đến bờ trước cành lên lớn hơn hoặc bằng kích thước gần xa thân răng 8 chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 70,3%; Đa số răng chưa có biến chứng khi bệnh nhân đến thăm khám và điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Anh Tùng (2007). Nhận xét các dạng răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm và xử trí. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Lê Ngọc Thanh (2005). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, mọc ngầm. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Phú Thắng, Khiếu Thanh Tùng (2017). Đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm theo Parant II có sử dụng máy siêu âm Piezotome. Tạp chí Y Dược học Lâm sàng.
4. Lê Bá Anh Đức (2014). Đánh giá hiệu quả của ghép huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới khó. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, 40-43.
5. Vũ Đức Nguyện (2010). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang và kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm khó dưới gây mê nội khí quản. Luận văn tốt nghiệp BS CKII, Đại học Y Hà Nội.
6. Santosh P (2015). Impacted Mandibular Third Molars: Review of Literature and a Proposal of a Combined Clinical and Radiological Classification. Annals of Medical and Health Sciences Research, 5(4): 229-234.
7. Matsuyama J, Kinoshita-Kawano S, Hayashi-Sakai S, et al (2015). Severe impaction of the primary mandibular second molar accompanied by displacement of the permanent second premolar. Case Rep Dent. 2015:582462.