PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN HỆ NGOẠI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH, NĂM 2020

Trần Thị Lý 1,, Lê Thị Hằng 2, Phạm Thế Dũng 2
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
2 Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị kháng sinh có khả năng làm tăng sức đề kháng của vật chủ, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn. Tuy nhiên những chỉ định chưa đúng hoặc lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân hệ ngoại tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020. Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng kết hợp định tính. Kết quả: Hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh của NB bao gồm: (1) Các yếu tố thuộc về bác sĩ: Không chỉ định làm KSĐ, đáp ứng nhu cầu NB, chỉ định theo kinh nghiệm và thói quen của cá nhân. (2) Các yếu tố thuộc về tổ chức quản lý: Thiếu thuốc, chưa ứng dụng CNTT trong quản lý thuốc, thiếu dược sĩ lâm sàng, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn chưa tốt (chưa đảm bảo điều kiện chăm sóc hậu phẫu), chưa có phác đồ hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng kháng sinh dự phòng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. O’Neill J. (2015). Antimicrobials in agriculture and the environment: reducing unnecessary use and waste. The review on antimicrobial resistance, 1-44.
2. Centers for Disease Control and Prevention (2019). Antibiotic Resistant Threats in the United States, United States 2019 .
3. Nguyễn Thanh Lương (2019). Triển khai thí điểm chương trình Kháng sinh dự phòng tại Khoa phẫu thuật lồng ngực bệnh viện Bạch Mai, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Sartelli M, Catene F, Ansaloni L. et al (2012). Complicated intra- abdominal infections in Europe: preliminary data from the first three months of the CIAO study. World Journal of Emergency Surgery, 1, pg. 7-15.
5. PB. C. Martin, L. Thomachot – Nguyễn Kim Lộc dịch (2004). Liệu pháp kháng sinh dự phòng phẫu thuật – Kháng sinh trị liệu trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 330-341.
6. CDC Guideline (1999). Guideline for Prevention of Surgical Site Infection, American Journal of Infection Control, 27(2), pg. 247-260.
7. Nguyễn Quốc Anh (2008). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Bạch Mai, Luận án tiến sỹ Y học, Hà Nội, tr. 40-56.
8. WHO (2012). The evolving threat of antimicrobial resistance: Options for action. WHO Press, Geneva.