TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ TỶ LỆ MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA CỦA NGƯỜI TỪ 25 ĐẾN 64 TUỔI TẠI TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của người từ 25- 64 tuổi sống tại 6 xã/phường thuộc 6 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2019. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu thừa cân, béo phì dựa trên chỉ số BMI lần lượt là 11,8% và 0,7%. Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu béo phì trung tâm chiếm 18,1%. Trong đó, tỷ lệ nữ béo phì trung tâm chiếm 26,3% cao hơn so với 9,9% nam với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của đối tượng tham gia nghiên cứu là 28,4%. Trong đó, người có BMI ≥ 25 mắc hội chứng chuyển hóa chiếm 57,8%, cao hơn so nhóm có cân nặng bình thường và thiếu cân với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Tỷ lệ người béo phì trung tâm mắc hội chứng chuyển hóa là 74,8%. Người có huyết áp, glucose và triglycerid máu cao, có HDL-C thấp mắc hội chứng chuyển hóa lần lượt là 57,1%; 63,6%; 54,1% và 44,5%, cao hơn so với những người có các chỉ số này ở giới hạn bình thường và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ thừa cân, béo phì của người từ 25- 64 tuổi tại 6 xã/phường thuộc 6 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2019 là 11,8%; 0,7% và tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là 28,4%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tình trạng dinh dưỡng, hội chứng chuyển hóa, 25 đến 64 tuổi, Thái Bình.
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế và Cục Y tế dự phòng (2015), "Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm", 2015.
3. Đỗ Văn Lương (2015), "Thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại huyện Vũ Thư, Thái Bình năm 2013", Tạp Chí Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, số 11(5), tr. 12-13.
4. Nguyễn Quốc Việt, Tạ Văn Bình, Đoàn Thái Hưng, và cộng sự (2012), "Nghiên cứu Hội chứng chuyển hóa tại một số khu vực nội thành Hà Nội (theo tiêu chuẩn IDF-2005)", Tạp chí Y học thực hành, số 825(6), tr. 129-132.
5. World Health Organization (WHO) (1995), "Physical status: the use and interpretation of anthropometry: report of a WHO Expert Committee. Published 1995", Geneva, Switzerland: WHO Technical Report Series 854; p 378 http://whqlibdoc.who.int/trs/WHO_TRS_854.pdf
6. Đỗ Văn Lương (2019), Hiệu quả sử dụng gạo lật nảy mầm hỗ trợ kiểm soát các yếu tố thành phần hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ngoại trú, Luận án Tiến sĩ, Viện Dinh dưỡng quốc gia.
7. Cao Thị Thu Hương và Lê Danh Tuyên (2017), "Thừa cân- béo phì và các yếu tố xác định hội chứng chuyển hóa trên phụ nữ 25 – 59 tuổi tại hai phường, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội", Tạp chí y học Việt Nam, Tập 453, 2017, 4(1): Tr. 57- 63.
8. Pischon T. et al (2008), "General and abdominal adiposity and risk of death in Europe", N Engl J Med, 359(20): p. 2105–20.