TÌM HIỂU NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Thị An Thủy 1, Nghiêm Trung Dũng 2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Khảo sát nồng độ Acid uric máu ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Bạch Mai. (2) Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ Acid uric máu với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 346 bệnh nhân sau ghép thận tại phòng khám ghép thận ngoại trú - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 04/2022 đến tháng 10/2022. Kết quả: Tỉ lệ tăng AU máu ở 346 người bệnh sau ghép thận theo dõi tại phòng khám Ghép thận ngoại trú- Bệnh viện Bạch Mai là 49.4%. Tỉ lệ này ở nữ tương đương nam giới. Lứa tuổi thường gặp tăng AU máu là 30 – 39 tuổi. Tình trạng tăng AU máu gặp với tỉ lệ cao hơn ở nhóm có thời gian sau ghép thận từ 1-3 năm (chiếm 62.5%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm ghép dưới 1 năm hoặc trên 3 năm). Tỉ lệ tăng AU máu ở nhóm có RL lipid máu và nhóm không dùng thuốc UCMC/UCTT cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có RL lipid máu và nhóm dùng thuốc nhóm UCMC/UCTT tương ứng. MLCT trung bình ở nhóm tăng AU máu thấp hơn nhóm không tăng AU máu có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Kết luận: Việc quan tâm đánh giá và điều trị tình trạng tăng Acid uric máu ở bệnh nhân sau ghép thận là một yếu tố quan trọng góp phần giữ chức năng thận ghép ổn định lâu dài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Haririan A, Metireddy M, Cangro C, et al. Association of Serum Uric Acid With Graft Survival After Kidney Transplantation: A Time-Varying Analysis: Uric Acid and Kidney Transplantation. American Journal of Transplantation. 2011; 11(9):1943-1950.
2. Isakov O, Patibandla BK, Shwartz D, Mor E, Christopher KB, Hod T. Can uric acid blood levels in renal transplant recipients predict allograft outcome? Renal Failure. 2021; 43 (1):1240-1249.
3. Special Issue: KDIGO Clinical Practice Guideline for the Care of Kidney Transplant Recipients. American Journal of Transplantation. 2009; 9(s3):S1-S155.
4. James PA, Oparil S, Carter BL, et al. 2014 evidence-based guideline for the management of high blood pressure in adults: report from the panel members appointed to the Eighth Joint National Committee (JNC 8). JAMA. 2014; 311(5):507-520.
5. American Diabetes Association. 2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes-2020. Diabetes Care. 2020; 43(Suppl 1):S14-S31.
6. Fedder DO, Koro CE, L’Italien GJ. New National Cholesterol Education Program III guidelines for primary prevention lipid-lowering drug therapy: projected impact on the size, sex, and age distribution of the treatment-eligible population. Circulation. 2002; 105(2):152-156.
7. KDIGO Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease Guideline Summary. Accessed March 18, 2022. https: //www.guidelinecentral.com/guideline/25092/
8. Lê Việt Thắng, Nguyễn Đức Lộc, Đào Bùi Quý Quyền. Khảo sát yếu tố độc lập tiên lượng tăng nồng độ CRP-hs và Acid uric huyết tương ở bệnh nhân sau ghép thận. Tạp chí Nội khoa Việt Nam. 2020:18:38-43.
9. Min SI, Yun IJ, Kang JM, et al. Moderate-to-severe early-onset hyperuricaemia: a prognostic marker of long-term kidney transplant outcome. Nephrology Dialysis Transplantation. 2009; 24 (8):2584-2590.
10. Stamp LK, Day RO, Yun J. Allopurinol hypersensitivity: investigating the cause and minimizing the risk. Nat Rev Rheumatol. 2016; 12(4):235-242.